Kinh tế

Yên Minh Họp Ban chỉ đạo cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân

22/01/2021 01:22 43 lượt xem

Chiều 21.1, Huyện ủy Yên Minh tổ chức họp Ban chỉ đạo cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững của huyện. Dự họp có các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy; các đồng chí là thành viên Ban Chỉ đạo cải tạo vườn tạp. Đồng chí Ngô Xuân Nam, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy chủ trì cuộc họp.

     Căn cứ Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 11/01/2021 của UBND tỉnh Hà Giang về tổ chức triển khai thí điểm đề án cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững năm 2021, theo đó  thực trạng vườn tạp, kinh tế vườn hộ trên địa bàn huyện Yên Minh là 25.112,5 ha, trong đó, diện tích đất trồng cây hàng năm là 23.023, 17 ha và diện tích đất cây trồng hàng năm là 2.089,36 ha: Tổng số hộ nghèo, cận nghèo làm nông, lâm nghệp trên địa bàn huyện là 9.562 hộ, chiếm 51,12% tổng số hộ toàn huyện. Thực hiện cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho nhân dân hướng tới xây dựng vườn mẫu nhằm thực hiện tốt kế hoạch nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, góp phần đẩy mạnh tiến độ thực hiện các tiêu chí trong  Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, theo đó huyện sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện thí điểm cải tạo vườn cho 40 vườn hộ có diện tích từ 100m2 trở lên, phấn đấu tạo thu nhập từ kinh tế vườn phải đảm bảo tăng ít nhất 2 lần so với trước khi cải tạo, tổng diện tích thực hiện khoảng 10.000m2.

     Thảo luận tại cuộc họp các thành viên Ban Chỉ đạo đã nêu lên những thuận lợi khó khăn ở địa phương, đóng góp ý kiến cũng như những cách làm  nhằm thực hiện có hiệu quả đề án khi thực hiện ở địa bàn.

     Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Ngô Xuân Nam, Bí thư  Huyện ủy, Trưởng Ban chỉ đạo giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, thành viên  Ban chỉ đạo,  tập trung triển khai thực hiện với quan điểm ‘‘dễ làm trước khó làm sau’’ đồng thời nhấn mạnh việc cải tạo vườn tạp hướng tới mục tiêu thay đổi tư duy và phương pháp chăn nuôi, trồng trọt trên chính mảnh đất vườn của mình, từ đó tạo sinh kế, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững; thay đổi nhận thức, phong tục, tập quán, chuyển đổi canh tác từ cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế thấp sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn; tạo tư liệu sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có ý chí tự vươn lên thoát nghèo trên mảnh vườn của mình, không trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước…


Tin khác

Văn bản mới

Thống kê truy cập