Thông tin tuyên truyền

Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

14/09/2023 15:35 49 lượt xem

Bệnh bạch hầu là một căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn gây ra. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều biến chứng đáng lo ngại. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

I. Bệnh bạch hầu là gì?

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh gây ra bởi trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Bệnh dễ bùng phát thành dịch bởi sự lây truyền qua đường hô hấp hoặc gián tiếp tiếp xúc với vi khuẩn. Bệnh xuất hiện với các triệu chứng ban đầu như viêm họng, viêm thanh quản, nổi hạch hàm dưới, có các giả mạc màu xám hoặc trắng ngà dính chặt vào vùng tổn thương, khi bị bong tróc gây chảy máu,…

Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não,…Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, khoảng 5 – 10% các ca bệnh, do đó, bệnh bạch hầu hết sức nguy hiểm.

II. Đường lây truyền của bệnh

Bệnh bạch hầu lây qua đường hô hấp khi người lành tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Đây là đường lây truyền khá phổ biến. Tuy nhiên, vi khuẩn từ dịch tiết của người bệnh có thể trú ngụ ở các đồ vật trung gian như đồ chơi, vật dụng cá nhân, thức ăn, nước uống,…rồi xâm nhập vào cơ thể người lành, gây bệnh bạch hầu.

Người đang mắc bệnh, người lành mang bệnh hay người vừa khỏi bệnh đều có thể là nguồn lây nhiễm. Ngoài ra, người vừa khỏi bệnh còn có thể mang vi khuẩn từ 2 tuần đến vài năm. Chính vì sự lây nhiễm dễ dàng của vi khuẩn bạch hầu mà bệnh dễ bùng phát thành dịch, do đó chúng ta không được chủ quan, cần có các biện pháp phòng và chữa bệnh hiệu quả.

III. Phân loại bệnh bạch hầu

1. Bạch hầu ở đường hô hấp

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau 2 – 5 ngày nhiễm khuẩn. Vi khuẩn bạch hầu xâm nhập qua đường hô hấp gây ra các tổn thương ở họng, thanh quản. Bạch hầu họng xảy ra chủ yếu ở amidan (khoảng 70%). Biểu hiện thường gặp là đau họng, sốt nhẹ, nổi hạch hàm dưới. Có thể phát hiện sớm dựa vào dấu hiệu ban đỏ nhẹ ở hầu họng, có các giả mạc màu xám hoặc trắng ngà nằm rải rác ở chỗ viêm. Màng này bám chặt vào các mô và gây chảy máu khi cạo. Trẻ mệt mỏi do tăng độc tính toàn thân khi giả mạc lan rộng từ amidan sang các vùng lân cận.

2. Bạch hầu thể ác tính

Bạch hầu thể ác tính liên quan đến bạch hầu họng màng giả, kết hợp với sưng amidan, hạch bạch huyết dưới hàm, cơ ức – đòn chũm sưng to. Đường hô hấp bị giả mạc làm bít tắc, có thể gây ra suy hô hấp và tử vong.

Với những bệnh nhân không được điều trị kịp thời, thời kỳ nhiễm trùng từ khi khởi phát các triệu chứng và kéo dài trong 2 đến 6 tuần, thường là 2 tuần. Với những bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, tình trạng nhiễm trùng kéo dài dưới 4 ngày.

Một số triệu chứng đường hô hấp khác có thể kể đến:

– Bạch hầu mũi: thường gặp bệnh nhẹ với dấu hiệu chảy nước mũi, kích ứng nhẹ ở vùng bên ngoài và môi trên.

– Bạch hầu thanh quản: do các giả mạc mọc lan từ đường mũi đến thanh quản. Biểu hiện của bệnh là khàn tiếng, ho lâu ngày, khó thở thanh quản có thể gây ngạt thở. Tuy nhiên, bạch hầu thanh quản thường ít gặp.

Nhiễm trùng khí quản thứ phát do giả mạc lan rộng, dẫn đến tổn thương hô hấp, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ do trẻ có đường thở nhỏ.

3. Bạch hầu da

Bạch hầu da gây ra bởi chủng vi khuẩn C. diphtheriae có độc và không độc tính. Bệnh đặc trưng bởi các vết loét mạn tính, vết loét nông với các màng xám bẩn. Nhiễm trùng da tiến triển trên các tổn thương da trước đó. Các đợt bùng phát bệnh về da trước đó xảy ra ở các đối tượng: nhóm người nghèo khó có cơ hội tiếp xúc với hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhóm người lạm dụng thuốc không rõ nguồn gốc.

Phản ứng kháng thể ở nhiễm trùng da xảy ra khá nhanh, ngược lại với nhiễm trùng ở họng. Vì vậy, khả năng phát triển thành viêm họng có tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, ổ loét trên da chứa các vật chủ nguy cơ gây bệnh cao, đặc biệt ở các vùng miễn dịch cộng đồng thấp do tỷ lệ tiêm vacxin dưới mức tối ưu.

n chính dẫn đến tử vong. Thời gian khởi phát viêm cơ tim là khác nhau ở các đối tượng, thường xảy ra trong vòng 7 – 14 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng hô hấp. Khoảng 80% biến chứng viêm cơ tim xảy ra ở bạch hầu ác tính. Viêm cơ tim là một biến chứng tiên lượng xấu, là yếu tố dự báo tử vong cao nhất.

– Nhiễm độc thần kinh xảy ra ở khoảng 5% bệnh nhân, bệnh bạch hầu nhẹ thường không xuất hiện độc thần kinh, nhưng biến chứng phát triển ở 75% bệnh nhân mắc bệnh nặng. Bệnh được theo dõi bởi các bệnh lý về thần kinh sọ (thần kinh thị giác, sau đó liệt mặt hoặc thanh quản).

– Viêm dây thần kinh ngoại biên phát triển từ vài tuần đến vài tháng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh từ yếu nhẹ đến tê liệt cục bộ. Mức độ nghiêm trọng của bệnh tỷ lệ thuận với tình trạng hình thành giả mạc (sản sinh do các độc tố) và thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đến lúc điều trị bằng thuốc.

– Độc tính từ vi khuẩn có thể gây ra suy thận và hạ huyết áp trong các trường hợp nghiêm trọng.

– Chủng vi khuẩn C.diphtheriae không có độc tính có liên quan trong các trường hợp viêm nội tâm mạc, phình động mạch cơ, viêm tủy xương,…

1. Thăm khám lâm sàng

Có thể nhận biết bệnh bạch hầu dựa trên các triệu chứng lâm sàng sau:

– Viêm, đau họng, khó chịu, viêm hạch cổ tử cung, sốt nhẹ.

– Ban đỏ nhẹ ở họng tiến triển thành các tổn thương xuất tiết màu trắng, kèm theo sự xuất hiện của các giả mạc màu xám bám dính vào các mô, chảy máu khi cạo.

– Nhiễm độc toàn thân, khàn giọng, tê liệt vòm họng, chảy máu mũi.

2. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh

– Xét nghiệm nhuộm soi bệnh phẩm là dịch ngoáy họng có giả mạc.

– Xét nghiệm vi khuẩn bạch hầu theo kĩ thuật PCR.

– Nghiên cứu nuôi cấy tìm vi khuẩn.

V. Cách điều trị khi mắc bệnh

– Nguyên tắc điều trị: 

+ Trung hòa ngoại độc tố vi khuẩn bằng kháng độc tố: tùy theo mức độ bệnh mà chỉ định tiêm huyết thanh kháng độc tố 20000IU đến 100000IU. Cần test phản ứng trước khi tiêm.

+ Theo dõi tình trạng thần kinh, hô hấp của người bệnh vì có nguy cơ tắc nghẽn đường thở. Ngoài ra, cần thực hiện điện tâm đồ và đo enzyme tim phản ánh mức độ tổn thương cơ tim.

– Điều trị cụ thể:

+ Tiêm Penicillin G liều 25000 – 50000IU/kg/ngày cho trẻ em, 1200000IU cho người lớn, chia thành 2 lần/ngày.

+ Nếu người bệnh dị ứng với Penicillin thì thay thế bằng Erythromycin liều 40 – 50mg/kg/ngày, tối đa 2g/ngày trong 7 ngày.

– Điều trị dự phòng cho người lành mang vi khuẩn:

Tiêm 1 liều Penicillin G benzathine 600000IU cho trẻ dưới 6 tuổi và 1200000IU cho trẻ trên 6 tuổi, hoặc uống Erythromycin liều 40mg/kg/ngày cho trẻ em và 1g/ngày cho người lớn trong 7 – 10 ngày.

– Phòng bệnh không đặc hiệu: cách ly với người bệnh ít nhất 2 ngày sau khi điều trị bằng kháng sinh, khi tiếp xúc bắt buộc phải đeo khẩu trang. Vệ sinh đồ vật, vật dụng cá nhân sạch sẽ bằng nước sát khuẩn.

– Phòng bệnh đặc hiệu: tiêm vacxin để phòng ngừa bệnh hiệu quả, tùy từng lứa tuổi sẽ có loại vacxin khác nhau:

+ Vacxin 6 trong 1 phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib – viêm gan B hoặc vacxin 5 trong 1 phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – bại liệt:  tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ 16-18 tháng tuổi.

+ Vacxin 4 trong 1 phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt: tiêm khi trẻ 4 – 6 tuổi.

+ Vacxin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván: trẻ trên 4 tuổi và người lớn, khuyến cáo tiêm nhắc nhắc lại mỗi 10 năm/lần.

Bạch hầu là căn bệnh nguy hiểm, bệnh không có tính miễn dịch trọn đời, nguy cơ tái nhiễm ở các lần sau vẫn rất cao. Vì vậy, chủ động tạo miễn dịch với vacxin là biện pháp phòng bệnh an toàn và đạt hiệu quả cao. Hiện nay, Vaccine phòng bệnh bạch hầu đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Do đó, khi mắc bệnh, cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ hoặc bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.


Tin khác

Văn bản mới

Thống kê truy cập