Lễ hội truyền thống

SƠ LƯỢC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TÀY

06/11/2018 00:00 3492 lượt xem

Qua bản sưu tầm giới thiệu sơ lược văn hóa truyền thống dân tộc Tày, mong các nhà nghiên cứu chắt lọc các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đưa vào kế hoạch bảo tồn và sinh hoạt ở cộng đồng dân tộc Tày tại các thôn bản, góp phần xây dựng văn hóa lành mạnh, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu… phát huy vai trò chủ động của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong mỗi cá nhân, mỗi gia đình, không để giá trị văn hóa dân tộc bị biến dạng, bị mai một

 

Lời nói đầu

 

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 06-01-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về việc đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

          Căn cứ Chương trình số 16-CTr/HU, ngày 21-3-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 06-01-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về việc đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn tỉnh.

          Căn cứ kết luận số 21-KL/HU, ngày 22-6-2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc giao cho Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ trì, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện biên soạn tài liệu (giáo trình) đưa văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn huyện; kết luận số 142-KL/HU, ngày 04-8-2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy.

Căn cứ kế hoạch số 145/KH-UBND, ngày 12-7-2017 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh về kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và đưa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học, giai đoạn 2017-2020.

          Căn cứ Quyết định số 695-QĐ/HU, ngày 20-7-2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thành lập tổ giúp việc Ban Thường vụ Huyện ủy biên soạn giáo trình đưa văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn huyện.

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Qua sưu tầm khảo sát các dân tộc trên địa bàn huyện để bảo tồn giá trị và phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Yên Minh. Tổ sưu tầm biên soạn giới thiệu sơ lược về văn hóa truyền thống dân tộc Tày huyện Yên Minh. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Chúng tôi mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng chí bạn đọc để cuốn tài liệu được hoàn thiện hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN I

SƠ LƯỢC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

CÁC DÂN TỘC HUYỆN YÊN MINH

 

Yên Minh trước năm 1962 nằm trong địa bàn hành chính của huyện Đồng Văn, đến tháng 12 năm 1962 huyện đồng Văn tách thành 03 huyện (Đồng Văn, Mèo Vạc và Yên Minh) từ đó Yên Minh là một huyện của tỉnh Hà Giang có 13 xã, 3.294 hộ, 16.755 khẩu. Đến năm 1982 do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ bảo vệ biên giới của Tổ quốc huyện Yên Minh tiếp nhận thêm 04 xã (Phú Lũng, Thắng Mố, Sủng Tráng, Sủng Thài) từ huyện Đồng Văn, và bàn giao 03 xã phía nam cho huyện Mèo Vạc (Nậm Ban, Tát Ngà và Niêm Sơn) đến tháng 1 năm 1997 thành lập thêm 02 xã (Mậu Long, Du Tiến) đến năm 1999 chia tách và thàng lập mới 02 xã và 1 thị Trấn (thị trấn Yên Minh, xã Hữu Vinh, xã Đông Minh) đến nay có 18 đơn vị hành chính (17 xã và 01 Thị Trấn).

Là một huyện vùng cao núi đá, biên giới phía Bắc của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 km về phía Đông Bắc. Là huyện nằm ở trung tâm trên địa bàn Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Phía Đông giáp huyện Mèo Vạc (Hà Giang) và huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng), phía Bắc giáp huyện Đồng Văn (Hà Giang) và giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới quốc gia dài 25,841km, Phía Tây giáp huyện Quản Bạ (Hà Giang), phía Nam giáp huyện Bắc Mê và huyện Vị Xuyên (Hà Giang), có đường quốc lộ 4C, quốc lộ 176 chạy qua địa bàn huyện, có đường tiểu ngạch thông thương với Trung Quốc tại mốc 358 xã Bạch Đích. Có trên 27 km đường biên giới thuộc 04 xã Phú Lũng, Bạch Đích, Na Khê và Thắng Mố giáp danh với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với nước bạn, tỉnh bạn, và các huyện bạn. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 78.365,17 ha. Huyện có 17 xã và 1 thị trấn, với 282 thôn bản, tổ dân phố. Tổng dân số trên địa bàn huyện trên 90.420 người, gồm 16 dân tộc cùng chung sống, trong đó: Dân tộc Mông chiếm 52,2%, dân tộc Dao chiếm 15%, dân tộc Tày chiếm 14,1%, Dân tộc Giấy chiếm 6,18% Dân Tộc Nùng chiếm 5,2% còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ ít người như Pu Péo, Lô Lô, Pú Y, Mường, Cao Lan... Đồng bào các dân tộc phần lớn sống xen kẽ với nhau; đồng bào Dao, Mông thường cư trú trên các triền núi cao, đồng bào Kinh, Tày, Giấy thường cư trú ở những vùng thấp.

          Sau 55 năm thành lập huyện nhân dân các dân tộc huyện Yên Minh có đời sống văn hoá, tinh thần khá phong phú, đa dạng. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá truyền thống riêng biệt, khẳng định sự trường tồn trong quá trình hình thành và phát triển của mình như: Tiếng khèn của dân tộc Mông, hát cọi của dân tộc Tày, hát phươn của dân tộc Nùng, hát giao duyên của dân tộc Mông, Dao. Bên cạnh các nét đẹp văn hóa, trên địa bàn huyện còn có các lễ hội lớn như: Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày và lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông được tổ chức vào mùa xuân; Lễ hội Nàng Hai còn gọi là lễ gọi trăng của người Tày được tổ chức vào trung tuần tháng tám âm lịch hàng năm; chợ phong lưu (chợ tình); tết cá, tết lúa mới; lễ mừng thọ của dân tộc Tày, Xuồng... cùng tồn tại và phát triển trong nền văn hoá truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bên cạnh những nét riêng biệt mang tính bản địa, trong quá trình giao tiếp, văn hoá các dân tộc có sự giao thoa, cộng sinh càng làm tăng thêm vẻ đẹp phong phú, đa dạng từ bao đời nay, các thế hệ người Yên Minh nối tiếp nhau giữ gìn, phát triển mạnh mẽ nét văn hoá truyền thống của từng dân tộc, tiếp thu, chọn lọc cái hay, nét đẹp, văn hoá truyền thống các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và nét tiên tiến văn hoá tinh thần của nhân loại theo quan điểm “xây dựng nền văn hoá tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Đảng ta.

          Với những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp đó từ bao đời nay nhân dân các dân tộc huyện Yên Minh đã phát huy tốt truyền thống cần cù, chịu khó, sáng tạo, với ý chí tự lực, tự cường đã gắn bó với làng bản, ruộng nương kiên trì đấu tranh chinh phục thiên nhiên, tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sồng, tinh thần của nhân dân, duy trì và phát triển để xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Khi có giặc ngoại sâm từ thủa xa xưa người dân Yên Minh đã phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc sâu sắc, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, anh dũng chống lại kẻ thù xâm lược. Từ những câu chuyện  truyền thống còn lưu truyền trong nhân dân ở xã Mậu Duệ gắn với tên của 02 thủ lĩnh là (Nguyễn Văn Pủ và Nguyễn Văn Quang) đã đứng lên tập hợp quần chúng nhân dân đánh giặc ngoại xâm góp phần cùng vua tôi nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên -  Mông giữ yên bờ cõi giang sơn. Và ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên mảnh đất cao nguyên Đồng Văn chúng đã vấp phải sự phản kháng đấu tranh quyết liệt của người dân nơi đây. Đó là cuộc khởi nghĩa ở Đường Thượng (1911-1912) do thủ lĩnh người Mông là Vàng Chỉn Pang - tập hợp quần chúng nhân dân đánh lại thực dân Pháp...

Đến khi có Đảng soi đường chỉ lối nhân dân các dân tộc không cam tâm chịu cảnh nô lệ, nước mất, nhà tan đã cùng nhau đứng lên đấu tranh dành độc lập tự do cho tổ quốc, do đó ngay từ những năm 1944 mảnh đất Đường Thượng đã chở thành cơ sở cách mạng, phát triển lan rộng ra đến Mậu Duệ, Ngọc Long, Yên  Minh, và sau cách mạng tháng 8 năm 1945 nhân dân các dân tộc yên Minh không những là phên dậu bảo vệ vững chắc biên giới đất liền của tổ quốc, mà còn phát huy truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc đã đóng góp sức người, sức của cho bảo vệ tổ quốc thống nhất nước nhà.

Qua bản sưu tầm giới thiệu sơ lược văn hóa truyền thống dân tộc Tày, mong các nhà nghiên cứu chắt lọc các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đưa vào kế hoạch bảo tồn và sinh hoạt ở cộng đồng dân tộc Tày tại các thôn bản, góp phần xây dựng văn hóa lành mạnh, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu… phát huy vai trò chủ động của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong mỗi cá nhân, mỗi gia đình, không để giá trị văn hóa dân tộc bị biến dạng, bị mai một.

 

 

 

PHẦN II

SƠ LƯỢC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TÀY

 

I. Khái quát chung

Dân tộc Tày là một cộng đồng người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở nước ta. Dân tộc Tày là cư dân đông nhất của vùng Việt Bắc cũ, trong đó đông nhất ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn. Tại huyện Yên Minh người Tày sống và cư trú tập trung chủ yếu thuộc 10/18 xã thị trấn, tập chung đông nhất ở các xã Mậu Duệ, Mậu Long, Ngọc Long, Du già, Du Tiến, Hữu Vinh, thị trấn Yên Minh. Dân tộc Tày ở huyện Yên Minh là Tày trắng (Tày kháo).

II. Các hình thái kinh tế

1. Trồng trọt

Tổ tiên người Tày từ xưa đã biết làm ruộng, đặc biệt là ruộng lúa nước. Nghề trông lúa nước là chủ yếu, bà con dân tộc tày xưa kia chỉ trồng lúa nếp để phục vụ gia đình, Tuy vậy đến nay họ cấy hầu hết là lúa tẻ, chỉ cấy ít lúa nếp để đồ xôi, làm bánh và phục vụ cho các ngày lễ tết truyền thống.

Bên cạnh việc trồng lúa nước là cây trồng chính, họ còn trồng thêm, ngô, khoai, sắn để bổ sung cho cây lương thực chính, và nấu rượu, làm thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra người Tày còn trồng các thứ đỗ, bầu, bí, các loại rau, các loại cây có dầu (cây vừng, cây lạc)... Đồng bào trồng chè để uống, trồng bông để kéo sợi, trồng mía để kéo mật.

Đồng bào Tày làm ruộng nước ở các thung lũng ven suối. một số xã khai phá ruộng bậc thang, hay nương rẫy  theo sườn đồi. Ngày xưa hàng năm chỉ trồng một vụ còn  để chăn thả ga súc đợi vụ sau, có năm còn thiếu lương thực, đói giáp hạt vẫn xẩy ra, vì phong tục canh tác cũ, lạc hậu chưa tận dụng đất canh tác trong một năm.

Ngày nay do đất trật, người đông nhu cầu đời sống sinh hoạt ngày càng cao, hơn nữa có áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đất được khai thác hiệu quả hơn bằng cách làm thủy lợi, tăng diện tích, tăng vụ trên năm, hai vụ lúa, hai vụ màu. Bởi vậy Dân tộc Tày nạn đói lưu niên từ bao đời nay đã dược giải quyết. Đồng bào đã tự túc được hoàn toàn lương thực.

Nước là quan trọng bậc nhất trong việc trồng lúa, cần quanh năm để trồng 2 vụ lúa, Tổ tiên của người Tày đã bao đời nay đã có nhiều sáng kiến để làm sao đủ nước cho ruộng lúa. Kỹ thuật dẫn thủy nhập điền của đồng bào khá đa dạng. Dựa vào địa hình tự nhiên và cải tạo thiên nhiên đồng bào, đào mương dẫn nước từ chân núi, đồi. Đắp đập ngăn suối chặn nước dâng cao dẫn vào ruộng, biết tìm nguồn nước trong các khe suối, dùng cây tre, nứa ... để làm máng bắc nước qua các khe có đoạn dài nhiều km, vượt qua các thung lũng, chạy theo thế đất, dẫn nước về ruộng.

Từ xa xưa đồng bào Tày trong huyện đã biết dùng cày, bừa trong việc canh tác. Khi cày, bừa đồng bào thường dùng sức Trâu để kéo. ngoài ra còn có phong tục đốt rơm rạ, cỏ ở ruộng rồi tháo nước vào cho trâu quần, sục bùn, hoặc bừa thẳng rồi cấy lúa. Đồng bào cũng ít dùng phân xanh, phân chuồng mà thường cấy chay sau đó lấy rác, mùn quang nhà, dưới gầm sàn đốt thành tro để bón ruộng. Đồng bào ít chú ý đến chọn giống, thay đổi giống lúa, chỉ tìm xem thửa ruộng nào lúa tốt thì chọn gặt lúa ở đó về làm giống cho vụ sau.

 

Sau khi cày cấy, người dân thường ít bước chân tới ruộng, họ để mặc tùy thiên nhiên. Nếu bị hạn, bị sâu bọ họ chỉ tin vào cúng bái hoặc đổ lỗi mất mùa là do thiên nhiên (trời không phù hộ). Tuy nhiên cần lưu ý vào kinh nghiệm thả cá ruộng của Dân tộc Tày có tác dụng sục bùn làm lợi cho sự phát triển của cây lúa. và dần sau này đồng bào tày mới biết chăm lo làm cỏ, bón phân, bắt sâu bọ việc này đã trở thành tập quán.

Khi lúa chín đồng bào gặt bằng liềm nếu là lúa tẻ, bằng dao nhíp (Hép) nếu là lúa nếp và lúa nương. Có hai cách bó lúa, một là bó thành cụm để trên xà nhà hoặc gác bếp hay cho vào bịch lúa (cót) cách bó mày do gặt bằng dao nhíp (Hép). Hai là cách bó thành lượm đặt ngay ngoài đồng trên chận rạ phơi khô mới đem đập, vào thùng được đóng bằng gỗ gọi là (thùng đập lúa), đập lúa xong họ quạt bớt thóc lép và trấu bằng quạt tay hay quạt hòm gánh về phơi khô rồi đổ bào bồ.

Ngày nay đồng bào tày đã tiến bộ rất nhiều dùng các loại công cụ sản xuất lúa nước từ thô sơ đến hiện đại hóa trong nông nghiệp như cày, bừa, có điều kiện thì dùng máy cày, máy phay đất, máy bừa, máy tuốt lúa, máy sát..., họ đã tiếp thu áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất lúa nước, biết chọn giống mới ngắn ngày có năng xuất chất lượng cao, cày cấy đúng kỹ thuật, đảm bảo mùa vụ, chăm sóc làm cỏ, bón phân cân đối, đảm bảo năng xuất chất lượng cao, tiết kiện được công lao động, giá thành sản phẩm giảm, đảm bảo an ninh lương thực, và trao đổi mua, bán thành hàng hóa, phục vụ cho chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình và chủ yếu vẫn là cây chủ lực truyền thống của dân tộc tày từ cây lúa nước ngày sưa.

 

 

Hình ảnh hội thi cấy lúa

2. Chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc chiếm vị trí thứ hai sau trồng trọt trong đời sống kinh tế của dân tộc Tày. Dân tộc Tày chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà, vịt...

Con trâu rất cần thiết cho đời sống hàng ngày của dân tộc Tày như: Cày bừa, kéo gỗ, cung cấp thịt và phân bón cho đồng ruộng. Trâu còn được coi là vật tế thần (cúng ma mường cho người đã chết). Mỗi nhà thường nuôi 2 - 3 con, có điều kiện nuôi 6 - 7 con. Chuồng trâu, bò ngày xưa để dưới gầm sàn, ngày nay bà con đã biết xây ra xa nhà ở để đảm bảo vệ sinh. Đồng bào có tục thả trâu khi gặt, hái xong, họ thả trâu đeo mõ vào cổ và thả trong một thung lũng hẹp nhất định gọi là (Lùng...), Lùng thường chỉ có một lối ra vào còn chỗ nào có lối qua lại mà trâu đi qua được thì rào kín, hay thả rông trên bãi từ nơi này đi nơi khác chiều tối mới đi tìm lùa vào chuồng. Nay không còn thích hợp nữa vì đất đã có bìa đỏ của từng hộ quản lý, đồng bào quanh năm cày cấy vụ này tiếp vụ khác. Đồng bào còn hay nuôi ngựa để cưỡi hay để thồ hàng, ngày nay hầu hết đồng bào không con nuôi nữa vì đã có đường ô tô, xe máy đi lại thuận tiện.

Con lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng hầu như gia đình nào cũng phải có để cải thiện đời sống hàng ngày, ngoài ra chăn nuôi để cung cấp thực phẩm khi có công việc như làm nhà mới, cưới xin, ma chay...

Dân tộc Tày ở huyện Yên Minh ngoài truyền thống chăn nuôi gia súc gia cầm, đồng bào còn biết đánh bắt và thả nuôi cá nước ngọt. Đánh cá chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của dân tộc Tày, trong các bữa ăn hàng ngày, hay nhân dịp ngày lễ, ngày giỗ, cưới xin thường có cá. Đánh cá là việc của đàn ông. Người Tày đánh cá bằng chài do đồng bào tự đan lấy bằng tơ cây gai, tơ tằm, ngày nay đan bằng sợi cước. Đồng bào có nhiều kinh nghiệm đánh cá họ lựa mùa cá đẻ, cá nào hay ăn đêm ... để quăng chài đánh lưới. Đặc biệt họ còn thiện nghệ bắt cá bằng tay, họ theo dõi dấu vết cá, ba ba...trong bùn, nhất là mùa lạnh tìm chỗ con cá trú ẩn, lặn ở những nơi có nhiều hang, hốc để bắt. Khi mùa nước cạn họ dùng bã quả dọc, lá cây có chất độc như cây cơi vỏ cây chẹo...vò và rắc xuống một đoạn xuối đã bị chặn hai đầu, cá ăn phải thuốc bị sặc sẽ nổi lên. Việc dùng  các loại cây, quả có chất độc ruốc cá ngày nay đã bị ngăn cấm. Khi mùa nước đồng bào hay làm chặng (lỳ) suối được chặn lại cho dòng nước chỉ chảy vào một cầu tre một đầu được dâng cao cho nước không chảy tới. Khi nước chảy vào chặng cá theo dòng nước chảy vào. Đến đầu chặng cá bị cạn không ra được, người đứng ở đó chỉ việc bắt lấy. Nếu chặng to mỗi năm mùa nước có thể thu được mấy tạ cá.

Ngoài việc đánh cá không thể không nói tới việc nuôi cá ruộng, một yếu tố đặc sắc của văn hóa Tày. Nếu ta thấy người Kinh khi làm nhà thường nghĩ tới việc đào ao thả cá, thì người Tày khi làm ruộng nghĩ cách nuôi cá ruộng. Ruộng thả cá thường để nước ngập 20 - 30 cm đủ điều kiện cho cá sinh sống. Đồng bào thường tháo nước từ ruộng nọ sang ruộng kia cho nước lưu thông. Nhiệt độ nước vừa mức cá có thể sống được. Để tránh nắng to trong ruộng thường có hố để cho cá trú. Đồng bào ươm cá chép giống ở đám ruộng nhỏ, từ khoảng tháng ba đến tháng năm âm lịch thì thả cá vào ruộng. Đến tháng tám, tháng chín tháo ruộng bắt cá về ăn tết cá, chế biến thành mắm cá để ăn cả năm và một phần thả vào ao để dự trữ khi cần bát ăn và để làm giống (cá bố, mẹ), lúc đó mỗi con cá nặng được từ 25 - 30g, nếu ruộng to, nước sạch cá nặng tới 40 - 50g. Ngoài ra trong ruộng còn có cá rô đồng, cá trê, cá quả... Ngày nay mỗi gia đình người Tày đều có ít nhất 1 ao thả cá có nhà 2 - 3 ao.

Về tâm linh phong tục một số dòng họ người Tày khi người chết phải có 1 con cá nướng cả con để cúng gọi là bôm thành kỉnh (như người tày ở xã Ngọc Long).

3. Nghề phụ gia đình và thủ công

Mặc dù dân tộc tày thuộc nhóm dân tộc khá phát triển về mọi mặt, nhưng do sống về nông nghiệp là chính và lại ở vùng cao nên nghề thủ công chậm phát triển và vẫn chỉ nằm trong cơ cấu nghề phụ của gia đình. Ở vùng người Tày chưa có những làng, bản hoặc những gia đình chuyên làm nghề thủ công để sinh sống. Người dân Tày chủ yếu sống về nghề nông nghiệp. tuy nhiên việc lưu truyền các nét văn hóa truyền thống cũng như nhu cầu phục vụ cho đời sống sinh hoạt của gia đình, họ hàng, thì đồng bào tày vẫn có một số nghề phụ sau. Con gái dệt vải, đan lát. Đàn ông đục loỏng, làm khung cửi, đan phên, vách ngăn nhà, đan cót phơi thóc, lúa, còn một số đồ dùng hàng ngày như giỏ, thúng, đồ đánh cá, nón lá,...

Đáng chú ý là nghề dệt vải, ngày xưa người phụ nữ Tày tự dệt vải để làm quần áo và phục lễ trong đám tang. Thường nhà nào cũng có vườn cây bông, các dụng cụ để kéo bông thành sợi, đóng ống, quay suốt. Khung cửu, khổ vải hẹp 0,40 - 0,70m. Dệt được nhiều loại vải thô dùng để làm màn và dùng vào đám tang. Vải mịn dùng để may quần áo, địu trẻ em... Người phụ nữ Tày khi còn con gái họ may váy, quần áo cho mình và chuẩn bị dồ dùng khi về nhà chồng; khi làm mẹ họ phải lo quần áo cho chồng và cho con, cho nên khung cửu trong nhà không lúc nào bỏ không. Người Tày thường kén chồng là những chàng trai cày ruộng, đan lát hoặc đánh cá giỏi. Chiếc khăn tay mà cô gái Tày tự tay thêu tặng cho người yêu đầu tiên chính là nơi gửi gắm tâm tình của người con gái với người yêu, đồng thời cũng là để khoe tài dệt vải, may, thêu khéo tay của cô gái tày. Người phụ nữ Tày còn nổi tiếng với nghề dệt dây dao (Thai tắn) hoa văn rất đẹp dùng vào các ngày cưới, lễ hội, tết và tặng người yêu. Dùng dây sắn rừng cạo trắng xe thành sợi nhỏ đan những chiếc túi rất xinh xắn (Thống lền). Những chiếc túi nhỏ sinh đeo vào những ngày lễ, tết, đám cưới, ngày hội, chiếc túi to đeo vào rừng đựng măng, củ sắn, hái chè...Con gái trưởng thành đi lấy chồng nhất thiết phải có bao dao kết bằng dây dao (thái tắn) và chiếc túi gai nhỏ xinh đựng đồ trang sức. Ngày nay xã hội phát triển, hàng hóa thủ công, công nghệ nhiều. Do vậy nghề dệt truyền thống có nguy cơ bị mai một hiện chỉ còn một số ít cụ ông, cụ bà còn lưu giữ được nghề truyền thống của dân tộc.

4. Hái lượm và săn bắn

Rừng rất thuận lợi cho việc kiếm thức ăn, vì vậy trong những năm đói kém đồng bào Tày chỉ sống khổ chứ không bao giờ bị chết đói. Rừng nuôi con người với nguồn lợi vô cùng của nó. Trong rừng có các thứ củ như củ mài, củ mỡ, củ môn, hay cây bột báng (bột táo) dùng ăn thay cơm. Từng mùa rừng cung cấp các loại rau như: rau cải dại, rau tầu bay; rau gót dây...các loại quả dại, nấm mộc nhĩ, măng, các thứ hạt như: quả đại nái (mác kịnh)...Đồng bào có thể bắt tôm, cá, cua, ốc, ếch ở các khe suối. Bắt các loại côn trùng như ong, kiến, châu chấu, cào cào, ...những món đó thường dùng làm món ăn hàng ngày. Hái lượm là công việc phụ nữ và trẻ em. Khi đi làm đồng về thì lên nương, vào rừng kiếm rau ăn, thường thì phụ nữ đeo giỏ đan bằng tre (cái bớp) túi gai tự đan (thống lền).

Từ lâu săn bắt chỉ đóng vai trò thứ yếu trong đời sống của dân tộc Tày. Ngoài việc kiếm thức ăn, đồng bào đi săn chủ yếu để bảo vệ mùa màng. Có hai loại săn bắt:

Một là săn bắn tập thể: Đó là lối săn nguyên thủy còn rơi rớt lại. Ở mỗi bản thường có khoảnh rừng rậm tương đối biệt lập thú rừng hay đến. Khi thấy vết chân hay nghe thú kêu người ta loan báo cho toàn bản vây bắt xung quang khu rừng có thú, họ gõ mõ, thổi tù và giục chó tìm, người có súng nấp đón ở các ngả định sẵn, nơi thú có thể chạy qua. Dân bản hò kéo, chó sủa lấp khép dần vòng vây thú sợ chạy qua chỗ người nấp phục sẵn thì bị bắn, thú săn được chi theo nguyên tắc sau: người bắn chết thú được phần nhiều hơn, một đầu và được miếng thịt phía ngực và cổ. Còn bao nhiêu chia đều cho tất cả những người tham dự người cầm súng được phần hơn, chó săn cũng được tính như một người.

Hai là săn bắt cá nhân: Khi săn thú lớn đồng bào thường dùng súng săn, súng kíp. Có hai loại săn: săn rình và săn dò vết. Săn rình là nấp ở những chỗ thú thường đến hay đường thú hay qua lại. Săn dò vết là theo vết chân thú, có chó đi theo, săn thường không có mùa nhất định, đồng bào dựa vào quy luật, kinh nghiệm theo mùa hoặc theo thời tiết để đi săn thú rừng. Ví dụ khi đốt nương xong hoặc mùa xuâncây cối nảy lộc hươu thường ra ăn tro hay ăn lộc non; khi nương có bắp chín hay nương sắn đã có củ to, lợn rừng hay đến ăn vào những ngày mưa ...

Ngoài việc săn bắt bằng bắn nỏ hoặc súng, đồng bào thường dùng các loại bẫy, đánh bẫy có mấy cách: Dùng chim mồi, dùng thức ăn nhử thú đối với (khỉ, hổ...) hay dò đường thú đi qua đặt bẫy (lợn, hươu, nai...). Bẫy có nhiều loại, loại phổ biến là thòng lọng đơn hoặc khép dùng bắt các loại chim hoặc thú nhỏ. Có loại bẫy sập (kắp) dùng bắt các loại thú nhỏ như: Chuột, sóc, cầy, cáo...Có loại bẫy chuồng dùng để bẫy chim, khỉ, hay đào hố cắm chông chờ thú đi qua xa xuống như: hổ, hươu, nai, lợn... còn cách đánh nhựa dính ít sử dụng dùng để bắt chim.  

Ngày nay việc săn bắt nhà nước đã nghiêm cấm, người dân tộc tày đã nhận thức đúng đắn việc bảo tồn các loại thú rừng là cần thiết, để góp phần cân bằng sinh thái bảo vệ môi trường rừng bảo tồn các loài muông thú quý hiếm...  

5. Thương mại, dịch vụ

Việc trao đổi hàng hóa trước đây có tính chất địa phương đa số là vùng hẻo lánh ít dân cư không có chợ, thường là nhân dân các bản lấy nông phẩm hay sản phẩm tự làm ra như: mộc nhĩ, chè... đổi lấy nông phẩm, sản phẩm mình không có. Cách trao đổi này có hai loại. Hàng đổi hàng hay hàng hóa bán lấy tiền theo thỏa thuận giá cả của hai bên.

Ngày xưa dưới thời Pháp thuộc, một số mặt hàng độc quyền nằm trong tay bọn chúng. Chúng độc quyền thu mua các sản vật của dân với giá rẻ mạt và bán các loại nhu cầu cho dân như: muối, diêm, thuốc lào, đồ sắt cho dân với giá đắt. Chúng mua con trâu mộng với giá 24 đồng và bán cho nông dân một cân muối tới 0,50 đồng như vậy trị giá con trâu chỉ bằng 24 kg muối hay một chiếc chum to đổi một con lợn (pò mũ tôi pò cóng). Trong kháng chiến, bọn Pháp còn lợi dụng độc quyền bán muối để buộc đồng bảo phải đầu hàng chúng hoặc mua chuộc đồng bào, xúi dục họ bắt bớ chém giết cán bộ.

Ngày nay nhờ chính sách của Đảng, Nhà Nước các xã đã được xây nhà, chợ khanh trang trong việc trao đổi hàng hóa người dân rất thuận tiện trong trao đổi mua bán các nông sản, không còn như xưa nữa.

6. Phong tục sinh hoạt và phân công lao động

Thường trong việc làm ăn như làm ruộng, đánh cá, săn bắt, đồng bào có tập quán giúp nhau. Trong việc làm thường có hình thức trao đổi công (đổi công)  như: Cày, bừa, cấy, gặt hái...lần lượt hết ruộng của nhà này đến nhà khác. Chủ nhà phải cho người đến giúp ăn một bữa cơm có rượu, thịt. Họ giúp trong việc đào mương, đắp phai, làm nhà...mà chỉ cần cộng đồng người cùng bản cùng làng, chứ không phải là họ hàng.

Ngày xưa trong lao động của Dân tộc Tày có sự phân công theo giới và theo lứa tuổi. Công việc đàn ông và trẻ em trai chặt cây phát nương, trông nom rẫy, cày bừa, đắp mương, phai, chăn trâu, nhổ mạ, đan lát: chài, lưới, làm nhà, đánh cá, đi săn, làm nghề thủ công, đóng cày, đóng bừa, đóng khung cửu dệt vải, tham gia gánh vác công việc trong xã hội.

Công việc đàn bà và trẻ em gái làm vườn, trông nom vườn rau, cấy, gặt lúa, trông nom gia súc, chăm lo cơm nước, lấy nước, giã gạo, kiếm rau...trồng bông, dệt vải, may vá, nuôi con.

Công việc làm chung: chặt tre, chặt nứa rào vườn, rào nhà, trồng khoai, trồng sắn, phát nương rẫy...Ngoài ra không phải tham gia lao động. Người Tày quan niệm đã là thời kỳ hạnh phúc thứ hai trong cuộc đời con người, sau thời kỳ thanh niên qua giai đoạn tuoir trẻ, người già không phải lo nghĩ việc làm ăn chỉ vui chơi cùng con cháu.

Trước ngày giải phóng nền kinh tế cổ truyền của dân tộc Tày là một nền kinh tế, tự cung tự cấp, lấy nông nghiệp làm gốc. Đơn vị kinh tế là một gia đình với cặp vợ chồng sản xuất hầu như mọi thứ nhu cầu cần thiết cho đời sống, từ việc trồng lúa, dệt vải cho đến việc dựng nhà, chăn nuôi gia súc, gia cầm, từ việc lấy các thứ đồ dùng hàng ngày cho đến các loại công cụ sản xuất với những nguyên liệu do tự nhiên cung cấp cho đã tồn tại hầu như không phụ thuộc vào bên ngoài, tồn tại bên cạnh những đơn vị tự hợp thành những bản, bản thành mường, mường thành xã. Sự liên kết đó do những nguyên nhân phát triển của xã hội, xét về mặt kinh tế là do sự chung đụng nhau về nguồn nước hay một khu rừng săn bắn, do trình độ sản xuất thấp kém, do người đàn ông hay người đàn bà nào cũng có khả năng làm được những việc người đàn ông hay người đàn bà khác làm, nên sản phẩm dư thừa của từng gia đình chỉ đủ để trao đổi lấy một vài thứ nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống gia đình như: Đồ sắt, muối, đồ trang sức của xã hội bên ngoài.

Trong xã hội Dân tộc Tày xưa kia tuy chưa thấy sự tách rời chăn nuôi ra khỏi trồng trọt, thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp làm cho xã hội người Tày trước cách mạng như bị ngừng trệ, khép khín. Chính vì lẽ đó mà ta có thể giải thích được tại sao tồn tại dai dẳng những tàn dư của hình thái kinh tế nguyên thủy như hái lượm và săn bắt.

III. Văn hóa vật chất

1. Làng bản và nhà cửa

a. Làng bản

Dân tộc Tày sống chủ yếu về nông nghiệp, làm ruộng lúa nước, nên đã định canh định cư thành bản, mường. Đơn vị nhỏ nhất là bản, dưới bản là xóm. Bản thường dựng trên những khu đất chạy ven chân đồi, trên các gò hay mô đất thấp bên cạnh những khu rừng có nhiều lâm thổ sản, ở những nơi quang đãng. Trông ra những cánh đồng đủ nước cày cấy, bên những dòng suối lượn quanh co trong những thung lũng. Đôi khi nếu vì thiếu ruộng, người Tày phải làm thêm nương rẫy hay ruộng bậc thang thì bản làng của họ thường ẩn sâu vào những nơi tương đối hẻo lãnh.

Mỗi bản có tên gọi riêng, tên bản thường theo tên đất, tên ruộng, tên suối, thú vật... có tên bản đặt theo truyền thuyết địa phương.

Nhà cửa trong bản thường tập chung xếp đặt không theo hàng lối mà theo thế đất, các nhà thường xếp đặt theo một chiều, đầu mái nhà nọ liền với đầu mái nhà kia, có đường đi lại nối liền từ nhà này đến nhà khác.

Trong mỗi bản thường cư trú một nhóm dân tộc rất ít thấy người Tày sang ở cùng với xóm dân tộc khác, mỗi bản thường có độ 20 - 40 nóc nhà, có bản lớn hơn gần 70 - 80 nóc nhà. Ở những vùng hẻo lánh có bản chỉ có trên dưới 10 nóc nhà. Hiếm thấy có bản sống riêng từng dòng họ, trong mỗi bản có từ 2 - 3 có khi 5 - 6 dòng họ chung sống với nhau.

Mỗi bản đều có danh giới riêng, thường được quy định theo mốc danh giới thế đất, đồi núi, khe suối,  trong mỗi bản thường có khu rừng, ruộng đất, bãi cỏ, bãi tha ma, có nguồn nước riêng thuộc bản mình.

Bãi tha ma xưa được coi như bản của người chết. Bãi được đặt ở cuối bản dưới nguồn nước, trong bãi chia thành khu vực của từng họ có khu vực dành cho trẻ em và những người không được làm ma.

b. Nhà ở

Nhà sàn gỗ là loại nhà phổ biến nhất của dân tộc tày, nhà sàn có 02 loại nhà:

Nhà sơ sài (nhà tạm) bằng tre, cây tạp, lợp cỏ tranh, vách nứa, cột chôn thẳng xuống đất, đó là kiểu nhà sàn cổ nhất (lườn thau phăng).

Nhà kiên cố hơn, là nhà sàn bằng gỗ tốt không mối mọt vách, cửa chính, của sổ làm hoàn toàn bằng ván cột kê trên đá tảng nên gọi là nhà sàn kê (lườn kê) lợp bằng cỏ tranh, lá cọ, ngói máng,  sàn thường giải bằng cây tre mai già trẻ nhỏ thành tấm, vừa đẹp vừa sạch sẽ, tiện cho việc quét dọn, lau  nhà. Nhà gỗ thường được xây dựng quy mô khá rộng lớn, phổ biến là kiểu hai mái. Nhà trung bình 4 gian 20 cột, dài 12, 14 m. Nhà to 7, 8 gian trên 28, 32 cột,. Nhà sàn gỗ cổ truyền của người Tày là loại nhà tổng hợp, từ sân phơi ra, tất cả những bộ phận nhà cửa dùng vào việc sinh hoạt như nơi nằm nghỉ, chỗ ngủ, nơi tiếp khách, nơi ăn cơm, nơi thờ tổ tiên, nơi họp cộng đồng, bếp, kho chứa lương thực, thóc giống, gầm sàn có chuồng gia súc, chỗ để nông cụ...  tất cả đều nằm trong một ngôi nhà lớn. Thông thường người ta lên nhà bằng chiếc cầu thang thẳng từ mặt tiền lên đồi hồi nhà, cầu thang thường làm bậc lẻ, 9, 11, 13 bậc. Còn thang bậc chẵn là dành cho (ma) lên xuống. Ở chân cầu thang luôn có một máng nước và một chiếc gáo con kê mấy hòn đá tảng để mọi người rửa chân trước khi lên nhà. Ở những gia đình có điều kiện đưa nước máng về tới tận nhà, dưới chân cầu thang thường có ao nuôi cá chép giống hoặc ít cá trôi, cá mè, trắm cỏ để làm cảnh và khi có khách đến nhà có thể bắt cá làm cơm để đãi khách.

Mỗi nhà ít nhất có một vườn rau gia đình ngay bên cạnh nhà.

Nhà có hai tầng: Dưới sàn, trên sàn. Trên sàn rất ít vách ngăn nên nhà rất rộng xong được chia thành 2 khu lớn. khu dành cho nam giới ở đầu nhà, khu này có nơi thờ Tổ tiên, và là nơi ngủ của người con trưởng, cạnh nơi ngủ của người con trưởng là nơi ngủ của khách nam giới, chính giữa có lò bếp củi  là nơi trung tâm sinh hoạt của gia đình, nơi nấu nướng, mùa đông quây sung quanh để sưởi ấm và ăn cơm cạnh đó, nơi tiếp khách hội họp cũng ở đó, phía dưới bếp trên vách là nơi thờ ông công, ông táo (vua bếp) hay còn gọi thổ công, thổ địa. khu dành cho nữ giới và phụ nữ có chồng, ở phía trái cửa chính cạnh cầu thang lên xuống, khu này còn bố chí chạn bát, chỗ để nồi, niêu, soong, chảo, thúng, mủng. khu này còn là chỗ làm việc cho nữ giới như quay tơ, dệt vải, kéo sợi, thêu thùa, may vá... Đồng thời là chỗ tiếp khách phụ nữ và chỗ ngủ cho con gái chưa chồng. Tầng dưới sàn để trống hoặc rào bằng tre, và nơi để các nông cụ, cối xay lúa, cối giã gạo...

Chiều hướng chung hiện nay là xây dựng nhà quy mô nhỏ hơn, giảm bớt cột có khi bỏ hẳn thay bằng xà ngang để tiết kiệm gỗ, đồng thời để nhà có không gian rộng thông thoáng không vướng cột. chuồng trại gia súc đã được đưa ra ngoài gầm sàn, có hàng rào sung quanh nhà, quy hoạch bố chí khuôn viên trồng cây ăn quả quang nhà. trong nhà cũng có nhiều cải tiến hơn trước có bàn, ghế, giường tủ kiểu mới. Hầu hết các gia đình có điện thắp sáng, tủ lạnh, ti vi, xe máy...

Đường xá đi lại thuận tiện, khuân trang sạch đẹp diện mạo nông thôn mới ngày càng được đổi mới.

Không gian nhà sàn của người Tày

 

Nhà truyền thống của Dân tộc Tày

(nhà ở, vườn, ao, chuồng)

2. Trang phục

Trang phục của Dân tộc Tày cơ bản là giống nhau. Trang phục đàn ông thường đơn giản, ít giữ được trang phục của dân tộc. Trang phục của nữ giới đặc sắc hơn. Đàn ông Tày thường mặc áo cộc sẻ ngực với hàng khuy cài bằng cúc, trong ngày hội đàn ông đội khăn xếp màu đen, mặc áo dài đen, quần trắng như của người kinh cổ quan họ Bắc Ninh. Thường ngày họ thường đi chân đất hay đi dép, ít dùng đồ trang sức. Trang phục của nữ giới đơn giản mà đẹp đẽ, bình thường phụ nữ Tày mặc áo ngắn có tay và mổ ngực cài một hàng khuy đẹp, áo mặc xít vào thân, làm nổi bật các đường nét của thân hình phụ nữ. Khi hội hè, tết lễ, đám cưới, đám tang phụ nữ Tày mặc áo dài xẻ nách, kiểu áo cổ nhất là áo dài đen rộng, dài đến mắt cá chân, áo có những đường viền thêu dọc theo nếp và tà áo.

Nói chung phụ nữ Tày đều mặc váy đen dài tới bắp chân có thắt lưng ra ngoài và kéo mép áo phủ lên trên. Vì vậy thường giữa váy và áo ngắn có khe hở ở bụng, nay đã có cải tiến bằng cách may áo dài hơn nên che kín cả thân.

Trang sức của phụ nữ Tày không cần cầu kỳ mà đẹp, hợp với phong cách miền núi, màu sắc sử dụng khéo, màu chàm, xanh hay đen rất thích hợp với rừng núi. Trên mép áo dài có những hình thêu rất đặc trưng, những đường theo khéo mang phong cách riêng của Dân tộc.

Các đồ trang sức thường giống các dân tộc khác gồm có: Hoa tai, vòng cổ, vòng tay, nhẫn, đeo xà tích. Đồ trang sức đơn giản có hoa văn phong phú làm bằng bạc hay mạ vàng.

Ngoài ra phụ nữ Tày còn tự làm tôn vẻ đẹp của mình bằng cách trang bị bằng các thứ vật dụng mang theo người thường ngày đeo bên mình như chiếc “Bớp” đựng rau xinh xắn, con dao với chiếc vỏ cùng với  dây tự dệt nhiều hoa văn tinh sảo, chiếc túi gai nhỏ xinh đựng đồ trang sức đeo bên mình.

Trang phục người già thường may bằng vải nhuộm màu không sáng, không thêu. Ngoài trang phục thông thường còn có trang phục trong khi tế lễ, áo liệm... Những y phục này thường giữ được nét may mặc cổ xưa của Dân tộc.

 

Trang phục dân tộc Tày

Trang phục dân tộc Tày (xã Mậu Duệ)

 

3. Đồ ăn uống và đồ hút

Thức ăn chính của đồng bào Tày là cơm, đồng bào khi thiếu cơm thường ăn ngô, khoai, sắn hay các thứ củ trong rừng như: củ mài, củ mỡ, củ pẩu, bột cây báng. Xưa đồng bào không ưa ăn cơm tẻ, ngoài cơm là rau và cá ăn thịt nhưng số lượng không nhiều. Dân tộc Tày thường ăn hai bữa cơm chính và 1 bữa cơm phụ vào buổi sáng trước khi đi làm đồng, trong bữa ăn trẻ em được chiều chuộng, thường bố mẹ nhường cho miếng ăn ngon, người già thường cũng được trọng vọng. Đồng bào rất thích ăn thịt trâu và thịt thú rừng, ếch, nhái, tôm, cua... nhiều loại côn trùng cũng được ưa thích như: ong non, trứng kiến...

 Cơm: Việc chế biến lúa thành gạo của Dân tộc Tày bằng nhiều cách như: Cối giã gạo bằng gỗ ( Lỏong), cối đá, giã bằng chày tay, cối giã gạo dùng bằng sức nước, cối xay lúa tự tạo bằng cây tre là phổ biến nhất trong dân tộc Tày, đó là sáng tạo tài tình của đồng bào.

Cối giã gạo bắng sức nước của người Tày

 

Khi đồ xôi, đồng bào Tày đổ gạo đã ngâm vào chõ (kháy) tự đẽo lấy đặt trên ninh bằng đồng, xôi đồ song đổ ra mâm (phá khảu) bằng gỗ hoặc bằng tự làm lấy đảo cho xôi bớt nóng để khi cho vào bung để qua đem không bị thiu.

 

Dụng cụ đựng xôi của người Tày

 

 Thức ăn và gia vị:

Đồng bào Tày thường hay ăn luộc và ăn xào, thức ăn thường hay xào với mỡ hoặc rang với muối. Vì vậy mỗi nhà thường dự trữ mỡ nước, thịt để lâu thường được ướp muối đựng trong ống tre, nứa để lâu ăn rất thơm ngon.

Trong ngày tết cổ truyền đồng bào gói bánh và phổ biến nhất là bánh chưng, hiện nay họ còn làm thêm bánh khác như bánh khảo, bánh chà lam, bánh bỏng. ngoài ra các ngày lễ, tết trong năm có phong tục làm các loại bánh như ngày 3-3 âm lịch bánh trôi, bánh chay, mùng 5-5 âm lịch có sôi màu các loại...

Theo đồng bào Tày ở Yên Minh thì Rằm tháng Bảy là cái Tết lớn thứ hai (sau Tết Nguyên đán), được đồng bào chuẩn bị và tổ chức rất chu đáo với nhiều hoạt động khác nhau. Vào dịp tháng 7 âm lịch, ngay từ ngày 12, 13 tháng Bảy, chị em phụ nữ, các bà, các mẹ tất bật chuẩn bị gói bánh chuối, bánh giậm; chuẩn bị những con vịt béo tròn để làm mâm cơm cúng Tổ tiên. Họ cũng không quên nấu cho gia đình mình những nồi rượu ngô, rượu thóc men lá thơm ngon để uống trong ngày Rằm tháng Bảy. Bánh chuối là món bánh không thể thiếu để dâng lên ông bà, Tổ tiên trong ngày Rằm tháng Bảy của đồng bào Tày. Người Tày luôn coi bánh chuối là phong tục tập quán quan trọng phải có trong nghi lễ cúng Tổ tiên Rằm tháng Bảy, vì thế, sản vật này đã có từ lâu đời và trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của đồng bào nơi đây.

Việc kiêng kỵ trong ăn uống: Thầy cúng, thầy mo kiêng ăn các loại động vật có chửa, chết, kiêng thịt chó.

Đồ uống và đồ hút, trầu cau:

Trước kia đồng bào thường uống nước lã, nay phổ biến là uống nước đun sôi. Sau những buổi làm việc nặng nhọc, khi tiếp khách, hội hè, cúng bái, cưới xin... đồng bào hay uống rượu trắng làm bằng gạo, ngô, sắn hay các thứ củ trong rừng. Men rượu đồng bào thường tự làm, giã nhỏ các loại lá trong rừng làm men trộn với gạo giã mịn sau đó nắm bột thành từng viên nhỏ bọc trấu bên ngoài, đem ủ từ 5 đến 6 hôm rồi đem phơi khô là thành men. Ngoài rượu trắng đồng bào còn dùng rượu nếp “lảu nọong”, (lảu vạng) rượu hoẵng, muốn làm được rượu hoẵng đồng bào ngâm gạo nếp rồi đồ lên, khi chín đổ ra mâm cho nguội rồi chộn men, tùy lượng cơm nhiều hay ít để rắc men, cho vào nồi ủ 4 đến 5 hôm thấy mùi thơm ngậy đổ nước vào sau 10 ngày là uống được. Rượu càng để lâu uống càng ngon và say hơn, có nhà để trên gác bếp 2 đến 3 năm nước rượu như rượu trắng, đây là loại rượu cổ truyền của người Tày.

Đồng bào thường hút thuốc lào tự trồng, hoặc mua ở thị trường, ống điếu thường là loại điếu cày, điếu dài, ống to, có nhiều nước nên hút nhẹ, mát.

Phụ nữ Tày xưa hay ăn trầu cau, những ngày lễ, ngày tết, ngày hội, khách đến nhà họ chào nhau bằng miếng trầu, mỗi phụ nữ tự khâu làm túi đựng trầu cau, vỏ ăn trầu “ Lac khoai ”,(lac khoai là một thứ vỏ cây có trong rừng tự nhiêu) có hộp nhỏ đựng thuốc lào, đựng vôi có túi đựng chung các loại ăn trầu gọi là “thông mườu” hoặc là ngày sưa có thể dùng bằng đồng, bạc để đúc thành những vật dụng này rất xinh xắn, ( gọi là cơi trầu) hàng ngày khi đi làm đồng, làm việc họ đều mang theo chiếc túi nhỏ đựng trầu cau bên mình, có người nhai suốt ngày hết miếng này sang miếng khác theo các cụ truyền lại tăn trầu cũng hạn chế đượcsâu răng,  Ngoài ra trầu cau còn được dùng vào việc cưới xin, ma chay, cúng bái... Do vậy dân tộc Tày hầu như nhà nào cũng trồng trầu, cau mặc dù hiện nay ít người  ăn trầu.

4. Phương tiện đi lại và chuyên chở

Để liên lạc từ vùng này sang vùng khác, người Tày thường tìm ra đường xuyên qua rừng, men theo ven suối hoặc qua các thung lũng, vượt qua các đèo cao. Đường thường phải qua nhiều sông, suối nên ngay từ xưa đồng bào đã biết dùng bè “pè” để đưa người sang sông hoặc chở dọc theo dòng suối, bè thường được làm bằng 10 đến 15 cây nứa ghép lại có một người điều khiển bằng chống sào. sau này nữa dùng ngựa thay cho đi bộ và thồ đồ khi đi xa.

Hiện nay đã có đường giao thông đi lại thuận tiện, đã có cầu bắc qua sông, suối, việc dùng bè không còn nữa. Dùng ngựa làm phương tiện giao thông cũng thay bằng phương tiện ô tô, xe máy, chỉ còn rất ít hộ nuôi để bán thành hàng hóa.

IV. Tình hình xã hội, dòng họ, gia đình, hôn nhân

 Ngày sưa mỗi lãnh địa có một danh giới nhất định, do chúa đất quy định, theo truyền thuyết nhà chúa đất “pu chảu đín” có bộ máy cai trị, có bộ luật, có các nghi lễ phong tục riêng.

Mường được coi là một công xã nông thôn, xây dựng trên cơ sở quan hệ đất đai chứ không trên cơ sở quan hệ huyết thống, nó là một loại công xã láng giềng, bao gồm nhiều đại và tiểu gia đình của nhiều dòng họ khác nhau. Mường chia ra làm nhiều bản, nhiều xóm.

Chế độ ruộng đất: Chúa đất trong lãnh địa thường phân chia theo đơn vị bản, đơn vị chia ruộng đất là bản nên có bản nhiều ruộng, bản ít ruộng, ruộng chia theo từng nóc nhà.

 Các giai cấp trong xã hội: Xưa dân tộc Tày có chế độ giai cấp, chúa đất cai quản mường Tày, chúa đất thuộc 1 dòng họ nhất định cha truyền con nối, chúa đất được tượng trưng là quyền lực tối cao của toàn thể bản mường. Khái niệm “mường” và “chúa đất” được coi như độc nhất “muốn lập mường phải có ta”, “chúa có mạnh thì mường mới vững”.

Quyền của chúa đất: Tất cả đất đai, ruộng nương, sông suối, con người, muông thú, cây cỏ đều thuộc về chúa cai quản, người làm ruộng phải nộp tô, săn bắn, đánh cá, đám cưới, đám tang phải biếu chúa. Ngày nay, chế độ này không còn nữa.

Chúa đất cầm đầu bộ máy thống trị về các mặt quân sự, kinh tế, văn hóa cả tôn giáo. Khi thời bình họ là người đại diện cho bản mường, họ là người địa diện cho toàn thể nhân dân trước thần linh, ma quỷ.

 Bộ máy và lệ luật dưới quyền chúa đất:

Chúa đất đặt ra bộ máy ở mường bản, đứng đầu là chúa đất nắm bộ hành chính và tôn giáo chia ra làm 3 bộ phận:

* Bộ phận kỳ mục “chảu ke”: Được thay mặt chúa đất triệu tập các bản về họp hay đi giải quyết công việc theo lệnh của chúa đất.

*  Bộ phận bảo vệ và hầu cận chúa: Thường kiêm nhiệm chức vụ ở hai bộ phận kỳ mục “thảu ke” và bộ phận tâm linh chuyên việc thay mặt chúa đất đối đáp, ngoại giao.

* Bộ phận tâm linh: có nhiệm vụ giúp chúa đất:

- Tổ chức tế lễ cho bản mường, cho gia đình chúa đất, tổ chức các lễ hội, đình đám, vui chơi...

- Ghi chép lịch sử bản mường, sáng tác thơ ca, truyện cổ...

- Nắm phép tắc luật lệ, phong tục tập quán của bản mường.

Ở mỗi bản thường có quan bản hay trưởng bản “pu thôn” do dân đề nghị và được chúa đất thông qua. Dưới bản còn có các chòm, các xóm do 1 người già đứng đầu.

Chúa đất dựa vào lật lệ cổ truyền quy định ra từ bao đời nay chưa xác định được chỉ được truyền miệng lại. Trong luât lệ có các quy định về những điều khoản như sau:

* Lệ mường: Bao gồm những khoản quy định cho tất cả mọi người dân phải tuân theo,  như những quy định về ranh giới từng bản, điều khoản quy định nghĩa vụ  toàn dân phải đóng góp, lệ dân làm ruộng, làm nương, lệ dân phải nộp thóc, lệ tuyển lính, mổ trâu phải nộp phần thịt cho chúa, lệ dân phải nộp cho chúa đất khi nhà chúa có hiếu, có giỗ, có lễ hay khi bản mường có lễ lớn...

* Luật mường: Bao gồm những khoản quy định cho những người phạm pháp như: ăn cắp, chửa hoang, hủ hóa, làm cháy nhà, đánh người, giết người.

Từ khi hòa bình lập lại người Tày đã làm chủ bản mường, làm chủ vận mệnh của mình, mọi người đều bình đẳng, bình quyền, cùng lao động sản xuất và bảo vệ quê hương làng bản, các phong tục được giảm bớt dần và chấp hành theo pháp luật của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

2. Quan hệ dòng họ, gia đình, hôn nhân

 Dòng họ: Dân tộc Tày các dòng họ ở chung một bản mường, những người trong một dòng họ giữ được quan hệ với nhau tùy theo có nơi chặt chặt chẽ, có nơi lỏng lẻo, do trong quá trình phát triển của dòng họ, người trong một họ dần bị phân hóa đến chỗ xa lạ với nhau.

Mỗi dòng họ bao gồm nhiều tộc “đẳm”, mỗi đẳm khoảng 30 gia đình sinh sống, mỗi đẳm thường giữ lại một truyền thuyết về nguồn gốc hay về ông tổ chung. Đứng đầu đẳm là trưởng đẳm “pu đẳm” thường là người già nhất trong ngạch trưởng, trưởng tộc thường chỉ đạo ngày giỗ dòng tộc (thường 3 đến 5 năm 1 lần), trông nom nơi thờ đẳm.

 Gia đình: Mỗi dòng họ thường bao gồm nhiều đại gia đình và tiểu gia đình, ở mỗi bản mường thường có 2 đến 3 đại gia đình còn lại là tiểu gia đình. Những đại gia đình là gia đình gồm ba đến năm thế hệ sống chung với nhau, chung một nóc nhà hoặc ở chung một khu vực riêng. Thành viên ở trong đại gia đình giữ tính chất phụ quyền, người cha đứng đầu lãnh trách nhiệm điều khiển mọi việc trong gia đình, hòa giải những xích mích về kinh tế, sinh hoạt, chỉ đạo việc làm ăn, việc cúng lễ, tổ chức việc cưới xin, ma chay, thay mặt cho gia đình trước bản mường. Nếu trong đại gia đình có tiểu gia đình nào tách ở riêng lẻ ông ta đứng ra tổ chức việc tương trợ việc đồng áng và sinh hoạt của gia đình, đôi lúc người cha đã quá già thường “yên phận” chỉ chăm lo việc cúng bái, giữ gìn gia phong, vui chơi cùng con cháu. Việc điều khiển gia đình thường giao lại cho con cả, các thành viên thường sống hòa thuận, các con khi còn nhỏ được trông nom chung, chúng gần như không thuộc riêng về của người mẹ mà là chung của cả gia đình, mọi người đều chăm lo cho chúng như nhau.

Trong đại gia đình, chú bác coi con anh, em mình như con đẻ, nếu ai không có con trai thường xin con anh em mình đem về làm con nuôi, nếu cha chết con coi bác nội, chú nội như cha.

Tài sản chung của đại gia đình gồm có ruộng đất, lương thực, gia súc, nông cụ, đồ đạc trong gia đình, bên cạnh tài sản chung các tiểu gia đình có của cải riêng như vải vóc, đàn gia súc nhỏ, tiền, đồ trang sức, súng, nỏ, khung cửu, chài đánh cá.

Tiểu gia đình là hình thức phổ biến của dân tộc Tày, quyền hành tập chung vào người cha và người chồng, người phụ nữ thường ở địa vị nội trợ.

Khi ở với bố mẹ các cô gái thường không được coi là thành viên của gia đình, người ta chỉ tính đến con trai “nhình vạy kha, chài vạy liệng” tức là con gái để gả, con trai mới là để nuôi. Nhờ tình thương của gia đình đặc biệt là của người mẹ, nhờ phong tục tương đối phóng khoáng của xã hội đối với các cô gái chưa chồng, họ sống vô tư ít bị ràng buộc. Ngoài việc đồng áng, bếp nước họ tự trồng bông, dệt vải để sắm sửa quần áo, chăn màn khi cưới, chăn nuôi thêm con gà, con lợn để làm của hồi môn, tối đến họ được tự do vui chơi, hát yếu, hát cọi cùng bạn dưới ánh trăng. Họ không được nuông chiều và coi trọng như con trai, khi đã lấy chồng người đàn bà thuộc về nhà chồng, có phong tục trong đám cưới, bố mẹ anh em họ hàng tặng cho một số quà khi con gái về nhà chồng.

Sau cách mạng tháng tám cho đến nay, quan hệ trong gia đình Tày đã có nhiều thay đổi, địa vị phụ nữ được nâng cao, có quyền bình đẳng với nam giới. Họ được tự do đi học, tự do tham gia các công việc xã hội như nam giới, được bầu cử, ứng cử, được tham gia vào Hội đồng nhân dân các cấp, làm việc trong các cơ quanĐảng, chính quyền, đoàn thể... Trong gia đình, việc đối xử của nhà chồng và chồng với họ đã thay đổi. Họ được coi là một thành viên trong gia đình, tham gia công việc xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái.

Hôn nhân: Đặc tính của đồng bào Tày là hôn nhân phụ quyền, hình thái hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên nhà chồng.

Do bị chi phối bởi chế độ gia đình phụ quyền, gia trưởng, đôi khi việc hôn nhân (dựng vợ gả chồng) thường phụ thuộc vào quyết định của bổ mẹ hai bên và sự đồng ý của hai họ, đặc biệt là những người già trong dòng họ.

Hôn nhân người tày là hôn nhân ngoại tộc, người trong một dòng họ không được lấy nhau, những ai vi phạm bị trị tội nặng, gia đình cũng bị vạ lây và phải làm lễ giải tội với trời đất, họ hàng

Ngày nay, đã có sự thay đổi trong quan hệ hôn nhân, trai gái đã được hưởng chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ, một chồng, nam nữ bình đẳng, luật hôn nhân và gia đình là cơ sở để cho việc xây dựng quan hệ hôn nhân mới đó là tình yêu thương lẫn nhau giữa người con trai và người con gái, những tàn tích phong kiến và những tàn dư hôn nhân nguyên thủy đã bị xóa bỏ.

V. Các tục lệ chủ yếu trong đời sống dân tộc Tày

1. Cưới xin:

Cưới xin là một hình thái sinh hoạt tinh thần của đồng bào Tày, trong đó lưu lại không ít những nét cổ truyền của dân tộc. Tục cưới xin theo các trình tự sau: ( Đi dạm ngõ, ăn hỏi và đám cưới ).

 Đi dạm ngõ: Khi con trai đến tuổi trưởng thành, bố mẹ nghĩ đến tìm vợ cho con, khi chọn con dâu ngoài tiêu chuẩn môn đăng hộ đối, họ còn để ý đến tính nết, sức khỏe, sắc đẹp của người con gái. Ngược lại bên nhà gái họ cũng chọn người con trai tài giỏi, biết săn bắn, đánh cá, biết làm việc họ mới gả con gái cho. Được ngày lành tháng tốt bên nhà trai cho chú hoặc bác đại diện nhà gái dạm hỏi, bước này chỉ có một phong bao bằng giấy đỏ trong có khoảng 20 nghìn ngày sưa, nếu nhà gái nhận phong bao thì hẹn ngày ăn hỏi; nếu trả lại phong bao là không đồng ý lễ dạm hỏi không thành.

Lễ ăn hỏi “ khát cằm”: Đây là lễ hỏi chính thức của dân tộc Tày, họ xem ngày lành tháng tốt, không phải tháng xung, kỵ của đôi trai gái, thường chọn ngày chẵn. Bên nhà trai tìm ông mối “pu khươi” và một bà mối “già khươi” lấy người cùng họ, khác đẳm và thường là người có đủ đôi vợ chồng, có con cái đủ đôi lứa, biết ăn nói. Trong gia đình nội tộc cử hai người một trai và một gái mang lễ vật đến nhà gái. Lễ vật gồm: 120 phong bánh khảo, 120 khúc mía, mỗi khúc mía có 2 dóng bằng nhau, 01 gói muối gói bằng lá chuối, 01 chai dầu hỏa. Bên nhà gái cũng mời một đại diện cùng họ. Vì vậy nhà gái thường mời nội, ngoại, họ ngoại của bố đến dự lễ chính thức. Sau buổi lễ đôi trai gái đã coi nhau như vợ chồng tức là đã được họ hàng, làng xóm công nhận là vợ chồng, nếu không may một bên qua đời khi chưa cưới coi như “mải bóoc” tức là “góa hoa” có nghĩa là hai người chưa được chung chăn gối, đã bị góa.

          Dân tộc Tày thường có tục khi cưới song tạm thời cư trú bên nhà bố vợ, sau này còn lễ đón nữa, khi đón dâu về nhà số người đi đón dâu vẫn như giai đoạn ăn hỏi với lễ vật là 4 con gà có rượu, gạo nếp.

Thời gian từ lúc ăn hỏi đến cưới của người Tày có thể kéo dài nhiều năm, khi nhà trai có đủ điều kiện về kinh tế mới tổ chức cưới chính thức “kin bái” thường phải có các lễ sau: Lợn nếu nhà khá giả thì 2 con, nếu bình thường thì 1con, các lễ vật kèm theo gà 16 con, trong đó 8 con mổ luộc chín, có gói xôi to khoảng 3 đến 4 kg gạo cũng gói bằng lá chuối, cho vào sọt. 1 gói trầu  42 lá, 1 gói cau 42 quả buộc bằng lạt màu cho vào một đôi sọt, đại diện bên ngoại, nội nhà trai khiêng lợn, rượu, gánh đồ lễ, còn chiếc sọt đựng cơm sôi có quai bằng lạt màu đỏ ông mối “pu khươi” đeo, lễ này là quan trọng nhất khi đến bên nhà gái. Đại diện bên họ nhà gái, con cháu bày lễ lên mâm đưa vào nơi thờ cúng báo cho tổ tiên biết và cất vào nơi trang trọng nhất, chiếc sọt đựng xôi đưa cho các con gái mở ra gói thành 5 gói nhỏ để cúng lễ, ngoài ra còn có 40 kg gạo, một bình rượu khoảng 4 lít, gạo được cho vào hai đôi sọt gánh, đòn gánh được nhuộn đỏ 2 đầu, lạt đỏ buộc cũng được trang trí hoa văn rất đẹp. Lễ cưới thường được tổ chức vào mùa xuân, mùa thu hay mùa đông. Khi chọn được ngày lành tháng tốt, nhà trai đưa các lễ vật đến nhà gái, đoàn đi gồm hai “pu khưới” ông mối, một người bên họ nhà trai, một người bên ngoại nhà trai và 6 người khiêng lợn, gánh gạo, gà... Tới chân cầu thang nhà gái, họ bị nhà gái đứng chặn cửa mời uống rượu và trả lời một số câu đối của dòng họ nhà gái... song mới mở của cho vào nhà. Sau khi làm lễ chào hỏi cúng “khảu bén, khảu lèng” xong lễ cúng tổ tiên được tiến hành gồm 5 mâm lễ có thịt, 5 gói cơm được gói từ sọt “khảu lèng”, rượu mỗi mâm 1 chai, Nội dung cũng là báo cáo tổ tiên biết và làm chứng cho hai người thành vợ thành chồng chính thức, cầu mong tổ tiên phù hộ cho vợ chồng sống trăm năm hạnh phúc, đầu bạc răng long, chăn nuôi phát triển, sinh con đẻ cái, thóc gạo đầy bồ, giàu sang, phú quý.... rồi mời hai vợ chồng đến ngồi trước thầy cúng để dặn dò và giao quyền cho hai vợ chồng, từ nay hai người sẽ trở thành vợ chồng chính thức, thay mặt cha mẹ bên nhà chồng đảm nhiệm mọi công việc trong gia đình, dòng tộc, họ tộc cả việc làng xóm, láng giềng và mọi công việc trong xã hội, trao lễ vật cho gia đình cha mẹ, anh chị em họ hàng, làng xóm đến tặng về bên nhà trai làm của hồi môn, đến hôm sau, ăn trưa song hai vợ chồng cùng nhau về nhà chồng ( lại mặt).

Hiện nay trình tự đám cưới vẫn cơ bản giữ theo phong tục cũ nhưng đơn giản hơn nhiều, trai gái đựơc quyền quyết định hôn nhân, thời kỳ dạm hỏi được rút ngắn, chi phí, lễ vật cho đám cưới được giảm nhẹ vừa phù hợp với nội dung đám cưới theo nếp sống văn hóa mới, vừa phù hợp với luật hôn nhân và gia đình...

Đám cưới dân tộc Tày

2. Sinh đẻ và nuôi con

Ngày xưa do đời sống khổ cực, trình độ kém hiểu biết, điều kiện ăn ở thiếu thốn nên đồng bào khi sinh nở mong làm sao được mẹ tròn con vuông, trong hoàn cảnh không có y tế như ngày nay nên họ chỉ biết tin vào những điều mê tín dị đoan. Người phụ nữ có mang vẫn làn việc bình thường, có một số tục kiêng kỵ sau: kiêng đánh rắn vì sợ sau này sinh con ra lưỡi thè lè như rắn, kiêng không ăn thịt ba ba vì sợ sau này sinh con trai bộ phận sinh dục không mọc ra được, trong suốt thời kỳ có mang người phụ nữ kiêng hái quả vì sợ làm cho hoa quả rụng, lép đi.

Người phụ nữ Tày có tục đẻ ngồi, đối với người đẻ khó người ta buộc chiếc thắt lưng lên xà nhà để người đẻ vịn vào trong khi đau đẻ. Sau khi đẻ song đứa trẻ được cắt rốn và tắm rửa sạch sẽ, còn chiếc rau bỏ vào ống tre để cạnh gốc cây khuất nhất ít người qua lại, không  đổ nếu đổ đứa trẻ sẽ bị khóc đêm nhiều. Người đẻ thường chỉ ăn cơm lam với muối gói lá vùi tro và rau xanh lam gọi là “căm bươn”, sau ba ngày sản phụ được ăn cơm với thịt, cá. Cá cạo vẩy trộn với nghệ vàng và muối gói lá vùi tro bếp, nước uống cho vào ống nứa đun sôi cho cây thuốc hái trong rừng về người mẹ nào đẻ con chết nhiều lần, khi chôn họ lấy thuổng cắm nhẹ vào đầu đứa trẻ để đứa trẻ không lộn lại, nếu cả mẹ lẫn con chết phải lập tức chôn riêng rẽ cả hai người và làm lễ giải lớn, không làm ma. Người mẹ sinh con đầu lòng được đầy tháng hoặc ba tháng được bà ngoại làm cho cháu chiếc địu, chiếc chăn nhỏ để địu con.

Trẻ em lớn lên nhờ sữa mẹ, mẹ cạn sữa thì mớm cơm, ngày xưa sống trong hoàn cảnh eo hẹp, ít được chăm sóc nên hay bị ốm đau, chính vì vậy nên đồng bào lo sợ dễ tin vào mê tín dị đoan, họ hay xin người đỡ đầu, làm con nuôi, buộc cổ tay cho con sợi chỉ “thái khoắn” vòng vía để tránh ma quỷ làm hại. Mỗi khi trẻ ốm đau, bố mẹ tin vào cúng bái ít chạy chữa thuốc thang. Khi lớn lên bảy, tám tuổi, trẻ đã phải giúp đỡ gia đình ít nhiều: hái rau, chăn trâu... Rất ít trẻ được đến trường,

Hiện nay việc sinh đẻ và nuôi con đã khác hẳn, phụ nữ có thai được chăm sóc, sinh nở có y, bác sỹ, hộ sinh phục vụ chu đáo, khi con đến tuổi đã được đến trường.

3. Làm nhà mới

Dựng nhà mới là một sự kiện quan trọng trong đời sống của cộng đồng Tày, dựng nhà mới liên quan chặt chẽ đến việc xây dựng thêm một tiểu gia đình trong dòng họ, cũng có các trường hợp khác mà họ phải dựng nhà như: khi nhà cũ nát, chỗ ở không yên hay ốm đau... Dựng nhà mới là việc của đàn ông trong bản, trai làng ai cũng biết làm nhà, ít phải mượn thợ. Muốn làm nhà phải chọn ngày và chọn giờ vào nhà. Trong việc làm nhà đồng bào hết sức chú ý đến việc chọn đất, có câu tục ngữ nghĩa là: “làm ăn phát đạt là nhờ mồ mả, làm ăn thong thả là nhờ đất nhà”. Việc chọn đất còn cần chú ý đến điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn sinh sống như gần ruộng nương, suối nước, bãi cỏ, rừng cây... chọn đất xong phải chọn hướng nhà, hướng không nhất thiết phải là Đông, Tây hay Nam Bắc mà phải căn cứ vào địa hình, địa vật, từng nơi mà chọn, tránh những nơi núi non, sông ngòi, bụi cây, hình thù quái gở nhòm vào nhà, một mỏm núi hình mũi thương đâm thẳng vào nhà là một hiện tượng không tốt, có thể gây tai nạn, thương vong. Cũng có khi chọn được miếng đất nào đó chưa vừa ý lắm thì người ta khắc phục bằng cách trồng một bụi tre để che khuất hướng xấu đi...

Chọn đất xong, người ta lại phải chọn năm để làm nhà, nghĩa là chọn năm nào không xung khắc với tuổi của chủ nhà, gia đình tự chuẩn bị vật liệu như: gỗ, tre, lạt... Sau đó chọn ngày lành tháng tốt, thường chọn hai ngày, đó là ngày dựng cột và ngày  vào nhà mới. Dân tộc tày có tục lệ mỗi khi làm nhà hàng xóm đến tương trợ giúp đỡ nhau bằng gà, gạo, rượu, rau, quả và công sức... công việc dựng nhà thường chỉ kéo dài từ 10 đến 15 ngày là xong.

Ngày ăn mừng nhà mới thường cũng là ngày làm lễ dọn về nhà mới ở, người ta chất một đống củi khô giữa bếp nhà mới, chọn một người họ ngoại có tư cách đạo đức tốt, làm ăn sản xuất giỏi, có con cái ngày tháng năm sinh không trùng với ngày tháng năm làm nhà và chủ gia đình làm “pu chủ lườn” nghĩa là chủ nhà mới. Cầm một bó đuốc lửa đang bốc cháy tiến qua cầu thang đến châm lửa vào đống củi thanh khô chất sắn, sau đó vợ chồng chủ nhà cùng con cháu gánh một số đồ tượng trưng vào nhà mới, tiếp đó là mang thóc lúa tượng trưng đặt lên trên xà nhà thể hiện sự ấm no, hạnh phúc. Chủ nhà cố giữ cho bếp lửa cháy ba ngày ba đêm không tắt, cuối cùng chủ gia đình tổ chức cúng tổ tiên, cúng thổ công, thổ địa (vua bếp) chủ nhà làm một bữa cơm thịnh soạn mừng nhà mới, mời anh em họ hàng, hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích đến dự cơm nhà mới, mọi người khách được mời đều có quà đến mừng nhà mới.

Ngày nay những tục lệ mang tính rườm rà đã được giảm bớt, nhưng những kinh nghiệm chọn đất, hướng nhà, những tập quán tương tự làm nhà vẫn tiếp tục phát huy. Lễ ăn mừng nhà mới vẫn còn phổ biến, đó là dịp để cho anh, em, bạn bè đến thăm hỏi nhau, đồng thời cũng là dịp để chủ nhà cảm ơn bà con hàng xóm đã có công giúp đỡ mình dựng nhà. Lễ cúng nhà mới tổ tiên vẫn được duy trì.

 

Hoạt động dựng nhà sàn của dân tộc tày Tày

4. Ma chay

Trước kia người Tày tin ở thuyết có linh hồn cho rằng linh hồn cha mẹ, người thân sau khi chết sang thế giới bên kia cũng sinh hoạt ăn ở như người sống, khi gia đình có người chết cần chuẩn bị cho họ đầy đủ tất cả mọi thứ cần thiết để tiếp tục sống một cách sung túc với họ hàng, tổ tiên sau khi chết. Trước cái chết họ phân biệt chết già là cái chết sung sướng nhất, trời cho sống đúng hạn thỏa đáng dưới trần. Chết tai nạn, dịch bệnh, ốm đau, lúc trẻ là cái chết bất hạnh.

Họ quan niệm một khi nhà có người chết, ma quỷ hoành hành trong nhà, không khí chết chóc ngự trị, cái sống tạm thời bị chèn ép, nếu không giữ ý ma quỷ có thể bắt người thân thích đi theo người đã mất.

Xuất phát từ quan niệm trên, đồng bào cho rằng nhiệm vụ làm con phải lo việc ma chay chu đáo cho cha mẹ, cho đó là hình thức báo hiếu quan trọng nhất. Vì vậy sinh ra những nghi lễ ma chay phức tạp.

Xưa kia tổ chức ma chay thường kéo dài ba ngày đêm, còn ngày nay chỉ một ngày đêm là xong nghi lễ nhưng vẫn đầy đủ nội dung.

Khi người chết tắt thở, người nhà báo tin cho họ hàng biết, ngày xưa còn gõ lỏong (cối giã gạo bằng chày tay) ý là báo cho bản mường và xua đuổi ma dữ không cho vào nhà. Trong lúc đó con cháu chạy đi báo tin cho từng nhà, họ hàng, con cháu bắt đầu khóc, khi đã đông đủ bà con họ hàng, con trai cả làm lễ tắm rửa, khâm liệm, mặc quần áo, khâm liệm bằng vải phủ lên người chết, dùng vải thắt thành 7 nút đối với nữ, 5 nút đối với nam. Sau đó phải bỏ tiền xu vào mồm nhằm cho nặng miệng không nói những việc ở trần gian khi sống ở thế giới bên kia, sợ nếu nói ra con cháu sẽ bị ốm đau; lấy vải trắng để che mặt người chết, anh em, làng xóm chuẩn bị quan tài, quan tài là cây gỗ đục, người con trai cả lấy tấm vải trắng, miếng trầu gói vuông vắn khấn xin hồn với người chết, rồi mổ con gà làm lễ nhập quan, sau đó họp bàn dự kiến đón thầy mo, phường kèn, trống, người cúng đẳm bên nội, bên ngoại, cả con gái, con rể chầu chực; người phụ trách bếp núc, gạo nước, kèm theo đó là sửa nhà như cơi nới nơi nấu nướng, chằng chống nơi dễ đổ gẫy, đan sọt, vót đũa, đan mâm bằng nan tre... chuẩn bị hôm sau làm đám chính thức.

Trong đám tang gồm các nghi lễ sau: Trong buổi tang lễ gồm có 5 bộ phận chính: gia đình, họ hàng, thầy mo, thầy then. Gia đình dòng họ người chết là chủ trì công việc trong đám tang, thầy mo đảm nhiệm các nghi lễ nhằm báo cho tổ tiên về đón người chết về trời, tổ chức tiễn đưa người chết và chuẩn bị mọi thứ cho người chết về quê mới sinh sống. Giám khảo điều khiển các bước trong đám tang, thầy then sau khi đưa đám hạ huyệt đến đón hồn người chết từ mồ mả đến nhà trao lễ vật rồi đưa về mường trời, xua đuổi các loại ma quỷ thường ở lại quấy nhiễu.

Các bước tiến hành như sau:

       Bước 1: Lên đám

       Sau khi giám khảo (ban tang lễ) mời cơm song thầy mo vào cúng đón hồn người chết từ nậm tào “sông hồng” nậm tè “sông đà” qua các chặng đường đến nhà với con cháu.

       Giám khảo gọi phường kèn thổi kèn trống “kháy kèn” mở đầu phường kèn đội phường kèn tiến hành các bước trong đám tang: Trao lễ vật “thẻo khảu vúa”; dâng hương “đậm hướng”; lễ chào các chức dịch người sống “pắt chàu”. Thầy mo làm lễ “pao khảu chạu, páo khảu ngài, páo khảu pau” tức là lễ dâng cơm sáng, trưa, tối, lễ gồm cơm, rượu, gà chỉ lấy chân và cánh, con trai cả dâng bữa sáng.

       Bước 2: (ngày xưa là đêm thứ 2) Lễ đại tang “đẳng thượng”

       Thầy mo chủ trì cúng các bài truyền thuyết từ khi lọt lòng mẹ cho đến chết, chuyện đẻ đất, đẻ nước, nguồn ngốc loài người, các loài thú, người sáng lập ra đám ma “cá mành, mạnh tổ” tức ông bành tổ đó là bản trường ca hấp dẫn giúp người nghe biết ơn người chết. Lễ trao đại gia súc cho người chết (con trâu), ngày nay có thể thay bằng lợn. Sau khi thầy mo cúng đón trâu từ nậm trò “sông hồng” qua các chặng đường về đến nhà giao cho con trai cả cúng, con cái trong gia đình, dòng họ có trâu cho người thân về với tổ tiên làm ăn sinh sống.

       Lễ trao trâu: con trai buộc trâu vào cột dưới quan tài gầm sàn, họ buộc sợi chỉ vào đồng tiền luồn xuống cột trâu, đầu này đặt ngang bàn tay người chết trên quan tài, người con trai cầm đèn, nến xuống gầm sàn nơi buộc trâu cúng trao cho người chết. Cúng trao song và dặn rằng “người xin đừng cho, mua đừng bán” đem đến tổ tiên làm ăn sinh sống. Sau đó giám khảo đánh 1 hồi 3 tiếng chiêng gọi mang trâu đi mổ, mổ song lấy sương bả vai, chân trước cho thầy mo giao tượng chưng cho người chết. Đây là lễ quan trọng nhất trong đám tang.

       Bước 3: Lễ hạ tang

       Giám khảo đánh 3 hồi 9 tiếng chiêng báo cho con cháu nội ngoại, con gái, con rể đứng dậy mặc trang phục, thường con trai, con gái mặc tang phục màu trắng toàn bộ, con dâu mặc váy trắng, áo dài trắng, khăn trắng, con rể mặc tùy ý không bắt buộc. Mời đội phường kèn đến thổi bài hạ tang, xong mời một người ngoài họ mở màn “kháy pá” kể lại công lao nuôi nấng, chăm sóc đến lúc già yếu, đau ốm, qua đời được con cháu đáp bằng đạo hiếu. Đội kèn cử người làm lễ đưa hồn người chết về cõi vĩnh hằng.

         Bước quan trọng thời gian dài nhất là khi thầy mo vào cúng: chia cho hồn trú ngụ ở mường ma phần gia tài của người chết vì ở đó hồn sống như khi ở trần gian. Các thứ chia gồm: nhà cửa, quần áo, nông cụ, gia súc, tiền bạc, ấm chén, cung nỏ, điếu cày, thuốc lào, lương thực, nước... Hiện nay còn giao các đồ dùng hiện đại như: Tivi, xe máy, quạt, giường, tủ, đồng hồ, điện thoại...

         Tiếp đến thầy mo đại diện cho linh hồn người chết nhắn nhủ con cháu nội, ngoại, người thân, họ hàng, làng xóm trước khi thầy mo đưa linh hồn người chết về với tổ tiên. Người xưa quan niệm sau khi chết hồn ở 4 nơi đó là ở với tổ tiên, tổ tiên trên trời, tổ tiên ngoài hành tinh, ở mồ mả bãi tha ma. Giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng và cũng là quan trọng nhất đám tang của người Tày. Thầy  mo mời 30 hồn chính, 40 hồn phụ “thăm thíp mình, thi thíp khoắn” người chết đến để phân đi 4 nơi trên. Tiếp đến làm lễ dẫn đường, thầy mo đọc các bài dẫn, từng loại đường đi 4 nơi “mó thông” gồm:  hồn ở với tổ tiên khỏi phải đưa, hồn lên niết bàn mường trời “đẳm bốn” đưa theo đường bộ lên trời, hồn đi ngoài hành tinh “đẳm muồng ốm mường ái nọ phạ” đi đường thủy, tiếp tục đi nối  đoạn đường bộ mới đến đẳm ngoài hành tinh, hồn ra mồ mả tùy mả gần hay mả xa để đưa linh hồn.  Đáng chú ý là đưa linh hồn người chết đến nơi thì lại thu hết linh hồn người sống theo thầy mo về nhà và đường về nhà, lại phải ngược lại với đường đưa người chết đi.

         Lễ đưa đám: Sau khi thầy mo làm lễ dẫn đường xong, con cháu trong nhà cùng họ hàng đưa quan tài ra kiệu đã chuẩn bị sẵn từ ngày hôm trước, khi ra đến kiệu chuẩn bị nhấc kiệu ra mồ mả thầy mo làm động tác khấn nguyền, giữa hồn người chết và hồn người sống “ hồn người chết biến thành con hươu, con nai thầy đuổi vào rừng, hồn người là hồn trâu, hồn bò, thầy dồn về bản, nếu đòn khiêng gẫy đừng chui ra, dây đứt đừng bỏ chạy”, nói xong rồi nhấc kiệu lên vai đưa ra mả.

         Lễ hạ huyệt: Khi đưa quan tài xuống huyệt con cháu mỗi người cầm nắm đất phủ lên quan tài gọi là lễ phủ mặt cho người thân “pốc nả” sau đó lấp đất. Chôn hai hòn đá dài ở hai đầu mộ gọi là bia mộ, ngày nay con cháu làm bằng xi măng có khắc tên, hưởng thọ, ngày tháng năm an táng, rào xung quanh bằng tre đan đơn giản, tiếp đó cắm nhà mồ đã chuẩn bị từ hôm trước, nhà mồ làm bằng cây cột đục thành hai mái như mái nhà sàn cổ của người Tày, nam lợp 7 lá cọ, nữ lợp 9 lá cọ. Các loại được phân cho người chết để hết trên trên mồ, sau ba ngày người con trai cả cùng con cháu trong nhà đến thăm mồ nếu thấy còn nguyên vẹn là mồ yên, mả đẹp con cháu phát tài. Từ đó trở đi mồ để hoang không có tục tảo mộ như các dân tộc khác, người Tày cho rằng hồn người chết ở mộ, thầy then đón về đưa lên cõi niết bàn “mường then” chỉ còn lại cái xác không hồn.

         - Lễ thầy then đưa hồn: Gia đình tiếp tục đón thầy then đến làm lễ đón hồn từ mồ mả đến ngòi nậm. Lễ gồm các đồ vật sau: chăn, quần áo, túi gai, dây dao, đèn, hương...rồi đưa linh hồn lên niết bàn và làm một số thủ tục xua đuổi các loại ma quỷ còn lang thang ở lại quấy nhiễu. Sau thầy then ra về đại diện cho dòng họ cúng tổ tiên báo cho tổ tiên biết moi công việc đám tang đã hoàn thành xuôn xẻ, giao cho người con cả và gia đình. Cha, mẹ, người thân mất làm gì phải lấy ngày đó là ngày kiêng kỵ không được làm bất cứ việc gì.

         Hiện nay đám ma của người Tày đã tổ chức đơn giản hơn nhiều, tri phí giảm nhều so với trước kia, nhiều nghi lễ đã được bãi bỏ, nhưng các phần tang lễ vẫn được lưu giữ cơ bản, ý nghĩa cũng không thay đổi.

 

DSCF0063.JPG

Đám ma dân tộc Tày

 

VI. Tín ngưỡng, tôn giáo, nghi lễ dân tộc

Hình thái tôn giáo chính thống để duy trì trật tự xã hội của dân Tày là việc thờ cúng trời đất, bản mường sùng bái vua chúa và việc thờ cúng tổ tiên đồng thời là các nghi lễ liên quan đến việc sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh hình thái tôn giáo chính thống, còn tồn tại không ít yếu tố tôn giáo nguyên thủy như tàn dư ma thuật làm hại người, tín ngưỡng liên quan đến việc chữa bệnh, ý niệm về sự chết và sự tồn tại thế giới vô hình.

1. Việc thờ cúng trời đất, bản mường

          Do sinh sống bằng nông nghiệp, trong điều kiện còn phụ thuộc vào thiên nhiên thời tiết và khí hậu. Người Tày tin rằng trong thiên nhiên, có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận của họ. Họ tin rằng trời đất có Bụt “pụt” là đấng sáng tạo ra trời đất, loài người và vạn vật. Số phận của con người dưới trần gian là do “Pụt” đứng đầu và quyết định. Ngoài các vị thần trên trời, họ còn tin ở bất kỳ nơi nào: đồi, núi, đất đai, sông ngòi… đều có các “ma”, “phí” cai quản. Nên khi muốn lập bản, phát nương, khai phá ruộng, muốn đánh cá đều phải xin các “phí” cho phép. Các thần trên trời, các “phí” thiên nhiên thường là thần phù hộ, bảo vệ cho con người. Trong các loài “phí” này có các nguồn gốc khác nhau, có thổ thần cư trú ở gốc cây to, các hòn đá lớn, các loại ma chính có ma bếp “phí bếp”, ma đất, ma bản “phí bản”, ma mường “phí mường”, ma ruộng “phí nà” và ma núi “phí đống hay phí pa”, ma núi “phí kháu”, ma nước “phí nặm”…

          Thể hiện việc thờ cúng trời đất, bản mường, hàng năm lễ cúng mường “mó mường” vào dịp đầu xuân trước mùa cày cấy. Lễ “mó mường” được tổ chức để thầy cúng được chúa đất cử thay mặt cho nhân dân toàn mường mời các vị thần trên trời, dưới đất, các vong hồn tổ tiên, các ma quỷ thập phương… về dự và ăn uống để phù hộ cho bản mường, đừng quấy rầy nhân dân trong bản. Sau lễ “mó mường” mỗi bản lại toàn bản gọi là “mó bản” với ý nghĩa như “mó mường”.

2. Việc thờ cúng tổ tiên

Nếu như việc thờ cúng trời đất, bản mường có tác dụng trong phạm vi xã hội thì việc thờ cúng tổ tiên nhằm củng cố trật tự trong phạm vi gia đình. Trước hết củng cố mối liên kết ruột thịt giữa những người cùng máu mủ “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Mỗi gia đình đều nhớ rất kỹ lịch sử nguồn ngốc của gia đình họ công đức ông cha đối với gia đình và đối với xã hội “kín khảu mì lừm thu, đây du mì lừm ơn”. Người Tày có nơi thờ cúng riêng toàn dòng họ hay toàn gia đình, người Tày thờ tông tộc gọi là nơi thờ “phí đẳm”, người trong một nhà thờ ma nhà “phí lườn”. Tổ tiên ở đây được coi như là đấng siêu phàm có tác dụng đến toàn bộ đời sống tinh thần và vật chất của toàn gia. Thông qua việc thờ cúng tổ tiên uy thế người trưởng tộc “pu đẳm” được đề cao và củng cố. Chỉ có trưởng tộc mới có quyền thay mặt gia đình cúng ông bà ông vải, làm chủ lễ “mó đẳm” đó là nghĩa vụ đồng thời cũng là một đặc quyền của người đó. Người tộc trưởng là người nắm vận mệnh của cả gia đình. Hàng năm người trưởng tộc là người thay mặt gia đình báo cáo tình hình gia đình với tổ tiên và xin tổ tiên phù hộ cho con cháu.

Người Tày thờ tổ tiên ở góc nhà “chộc đẳm” cạnh nơi chủ nhà ngủ đó là nơi thờ người cha, người mẹ đã khuất của gia đình gọi là “phí đẳm” tức là ma nhà, ma nhà săn sóc đến số phận của gia đình. Trong trường hợp gia đình có người ốm, con cháu phải làm lễ “piang phí lườn” nhằm thỏa mãn yêu cầu trách móc của ma.

Đối với hồn cha mẹ, tổ tiên ở bãi tha ma hay ở trên trời, người Tày quan niệm sau tang lễ là hết nhiệm vụ 2 loại ma trên. Người Tày cho rằng đời sống của cha mẹ, tổ tiên ở “mường ma” ngược hẳn ở trên trần gian: hoang tàn, vắng vẻ, lạnh lẽo. Ở đó không có tiếng hát của cô gái gọi tình tìm người yêu, nước suối không trong mà đục, người ta vẫn làm ruộng, cày bừa để sống. Hồn người sống trong những công xã, thị tộc do thành viên từng dòng họ hợp thành chứ không như ở trần gian. Chính do quan niệm trên nên người Tày có tục không tảo mộ như một số dân tộc khác. (tuy nhiên một số dòng họ chăm sóc mộ vào cuối năm tết nguyên đán, ngày 3-3 âm lịch (tết thanh minh).

Đối với tổ tiên trên trời và ở bãi tha ma, người Tày không thấy tác dụng trực tiếp đến đời sống hằng ngày như hồn bố mẹ ở “chộc đẳm” nên chỉ trong dịp “chừa lườn” hay khi trong nhà có dịp gì vui buồn như cưới xin, ma chay, làm nhà mới…con cháu nhớ đến tổ tiên mới mời tổ tiên xuống  chứng dám mà thôi. Trong những dịp này con cháu phải làm cơm cúng với thức ăn nấu theo lối cổ xưa: cơm nếp gói lá dong, thịt gà, lợn, rau xanh, rượu, đũa, bát… bày lên bằng lá dong để cúng tổ tiên. Ngày nay, việc thờ cúng tổ tiên vẫn còn duy trì để tỏ lòng biết ơn của con cháu với những người đã khuất.

3. Nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến sản xuất

Sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, từ xưa người Tày có nhiều nghi lễ và tín ngưỡng nhằm cầu xin trời đất bảo vệ mùa màng, khi vào xuân ở vùng dân tộc Tày tổ chức cúng mường, cúng bản. Trong các vị thần được cúng: Thần suối, thần rừng, thổ địa…

Cày, bừa, cấy xong đồng bào làm lễ cúng nhỏ, cúng ma ruộng và hồn lúa “mó bai mà”. Đặc biệt cần chú ý lễ cơm mới, khi lúa bắt đầu chín, gia chủ hái vài lượm treo trên 4 góc bếp, mời tổ tiên xuống chứng giám, sau khi thổi cơm mới mời tổ tiên và họ hàng thân thích đến ăn mừng.

Trong việc chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều có những nghi lễ kèm theo.

4. Những hình thái tín ngưỡng khác

Trong xã hội đồng bào người Tày trước đây bên cạnh những tín ngưỡng mang đậm chất nhân văn còn có các tín ngưỡng mê tín dị đoan mà ngày nay đã được bài trừ loại bỏ như: ma hại làm hai, ma thuật tình yêu cho đến ma thuật chữa bệnh… Người biết ma thuật thường dùng lời chài, lời yếm, dùng bùa yêu, dùng phép thuật để tự lừa mình hay lừa người khác, làm đối phương tin rằng mình bị chài… Có thể bị chết, bị ốm đau hoạc phải yêu say đắm người đã chài mình, những người vô tình bị chài gọi là “thúc cằm”, người nào hữa ý chài gọi là “tỏng cằm”. Phổ biến xưa kia ở vùng Tày là ý niệm ma cà rồng “phí cà rồng” nhân dân xưa tin rằng gia đình nào có loại ma này có thể mang hại cho người khác. Đặc biệt họ tin rằng đối với người đàn bà đẻ và trẻ sơ sinh, ma cà rồng hay hút máu làm người chết, theo mê tín đồng bào còn cho rằng sở dĩ con người bị ốm hay chết là vì hồn “khoắn” người sống rời khỏi xác trong một thời gian hay vĩnh viễn, hồn rời khỏi xác  “khoắn ní” có thể bị hoảng sợ, giật mình, có thể bị ma, thần bắt giữ… Muốn biết được người bị bệnh do nguyên nhân gì, người Tày thường tin vào cách bói que, bói áo, bói trứng, bói tiền… bói xem ra ma gì đang làm hại để liệu cúng to hay cúng nhỏ.

VII. Văn học nghệ thuật

Người Tày có vốn văn học nghệ thuật dân gian rất phong phú, đa dạng những câu chuyện, bài ca, lúc đầu có thể do một người nào đó sáng tác ra, sau truyền lại từ thế hệ này đến thế hệ khác, được thêm thắt, trau chuốt thành những câu chuyện truyền miệng hay những bài ca đầy tình dân tộc.

1. Văn học dân gian

Bao gồm tục ngữ, câu đố, chuyện kể dân gian, thơ ca dân gian, đáng lưu ý nhất của văn học Tày còn giữ được phong thái riêng của dân tộc mình. Dưới đây nói về truyện kể dân gian và thơ ca dân gian.

a. Truyện kể dân gian: Bao gồm thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười phản ánh từng khía cạnh của đồng bào trong lao động, sản xuất, trong cuộc đấu tranh chống thiên tai…

Thần thoại người Tày khá phomg phú và độc đáo, do sống ở khu vực hẻo lánh, trước cách mạng nên ít chịu ảnh hưởng của các dân tộc xung quanh, phổ biến là truyện sinh ra từ trời, đất, con người và muôn vạn vật với nạn hồng thủy, truyện quả bầu, truyện cắt đứt dây nối giữa trời và đất, truyện tại sao người làm chúa muôn loài, truyện Ải lậc (người khổng lồ) xây dựng trần gian…

b. Thơ ca dân gian: Cũng như truyện kể dân gian, thơ ca Tày là những tác phẩm truyền miệng không rõ nguồn gốc sáng tác từ bao giờ và không rõ tác giả là ai, những thơ ca này gồm những câu ca dao, những tập thơ tình yêu, thơ ca trong dịp hội hè, đám cưới, trong dịp lễ mừng vào nhà mới, trong lao động sản xuất và cúng bái…nên thơ ca của người Tày chủ yếu là nền thơ ca dân gian. Như đã trình bày trên, đại bộ phận thơ ca cổ truyền của người tày là thơ ca truyền miệng, do tập thể sáng tác được sửa đi, gọt lại nhiều lần qua các cuộc hát xướng và được truyền từ người này sang người khác, hiện nay khó tìm được nguyên bản chính thức. Về hình thức thể hiện, tùy theo từng đề tài, đồng bào dùng nhiều thể thơ như thơ tự do “phong thủ”.

Ví dụ về một số thể thơ dùng phổ biến trong đồng bào Tày:

Thể thơ tự do:

Tàng bốc tàng páy xả

Tàng mả nặm páy kéo

Bản pì mì tàng điếu khảu bản

Bản pì du bâu mắc, bâu mươi, bâu xẩu, bâu quay.

Cạy mắc phung tềnh kinh khà cà rấm cà thuấy.

Ben mắc mặn tềnh kinh khà cà rấm cà thuấy

Dịch nghĩa:

Đường cạn lên đất xả

Đường thủy về đất kinh

Bản anh chỉ một đường tới bản

Bản anh ở không buồn, không nản, không gần, không xa.

Ném quả mơ trên cành cũng lọt tới nơi

Ném quả mận trên cành cũng rơi tới chốn.

Áo ướt em có chỗ phơi phóng

Đói bụng em có cơm đói lòng

Gái thanh tân có buồng yên nghỉ

Thơ ca dân gian dân tộc Tày là nhằm phục vụ cuộc sống, văn nghệ đến với đồng bào trong lúc vui mừng cũng như lúc đau thương tang tóc. Sinh hoạt văn nghệ trong những luc hiếu hỉ, ngày hội, ngày tết đã trở thành tập quán lâu đời. Người Tày còn có nhiều loại thơ ca cổ truyền, dưới đây giới thiệu một số loại hình chính sau:

* Tình ca:

Tình ca, người Tày gọi là “yếu” là tục hát ví giữa thanh niên nam, nữ là hình thức thơ ca dân gian phong phú nhất. Thanh niên nam nữ có thể hát liền ba, liền bốn đếm không hết đề tài, họ “yếu” mỗi khi đến hỏi thăm nhau, khi có ngày hội, ngày tết, ngày cưới “chồm tàng”, mừng nhà mới “chồm lườn”, mừng đình  “chồm đình”, mừng hoa “chồm bioóc”…

“Yếu” là tiếng nói của tình yêu, là thứ thơ ca của những người mới lớn lên nên nó rất lành mạnh, trong sáng và đầy sức sống. Ngày xưa dân tộc Tày thường mượn những cảnh đẹp của quê hương, mường bản, những cảnh làm ăn, sinh hoạt hàng ngày, những chuyện mượn trong thần thoại, cổ tích để gợi cảm qua đó nói lên lòng yêu thương của mình và ước vọng xây dựng một cuộc sống vui tươi hạnh phúc.

* Văn tế:

Trong tang lễ đồng bào Tày dùng văn tế “văn than”, “khắp ca trường”. Văn than được đồng bào ưu chuộng nhất vì diễn đạt được đầy đủ tình cảm của mình với người thân đã quá cố, văn này được truyền miệng lại hầu như nguyên vẹn những công thức trong gia lễ gồm 8 đôi mỗi đôi 2 bài.

* Ca cúng bái:

Người Tày có rất nhiều bài ca cúng bái, nội dung chủ yếu phục vụ cho việc cúng bái cho các ngày cúng mường bản, cúng làm nhà, lễ cưới, đám tang… nội dung phản ánh được những nét sinh hoạt quá khứ, lập mường, lập bản, biết ơn tổ tiên

* Văn kể chuyện:

Văn kể chuyện của người Tày thường làm theo thể thơ tự do người ta chủ yếu đem những chuyện thơ khuyết danh để kể cho nhau nghe như: chuyện “Thăn lường anh tài” tức Lương Sơn Bá chúc Anh Đài, Phạm tử Ngọc Hoa, dân tộc Tày còn có điệu “khắp” như:  khắp “ủ lúc nòn” ru con ngủ…

2. Một số lễ hội, trò chơi dân gian

Thanh niên nam nữ Tày có các trò chơi dân gian rất lành mạnh, trong những ngày hội, ngày tết đầu năm, lễ hội Lồng tồng, đồng báo rất thích ném còn, đánh yến “còn tép”, kéo co, đi cà kheo, bắn nỏ, đánh sảng, leo cột…

a. Ném còn

Còn là thứ cầu có chiếc đầu bằng một túi vải màu, vuông cạnh khoảng 10cm, trong để cát và một đoạn giây dài gần 1m tết bằng vải ngũ sắc. Có hai cách ném còn:

- Ném còn qua một vòng tròn, giữa đồng người ta dựng một cây tre mai cao khoảng 15m, đóng giá như một cột cờ, trên đỉnh chóp người ta uốn ngọn mai thành một vòng tròn dán dấy đỏ. Thanh niên nam, nữ, chia làm 2 bên thi nhau nhằm trên vòng giấy mà tung còn, người nào nhanh tay bắt được còn của đối phương tung đến mới được ném, người ném trúng vòng giấy thủng thì được thưởng.

- Tung còn: Trai gái chia làm 2 bên, người con trai tung còn cho người con gái mà mình thích nếu người đó bắt quả còn là chấp nhận sự cầu thân, từ lúc đó cặp trai gái tung còn bắt còn với nhau. Nếu buổi tung còn đầu tiên có nhiều hứa hẹn, họ trao nhau kỷ vật như: chiếc nhẫn, chiếc khăn tay...

Trò chơi tung còn, ném còn tuy đơn giản về hình thức nhưng nội dung rất sâu sắc, quả còn trung tâm của hạnh phúc và tình bạn bè, ai ném trúng đích là cả năm hạnh phúc, ai tung còn được bạn tình bắt là hứa hẹn một tình yêu tươi đẹp, còn tung đi, tung lại biểu hiện tình hữu nghị chan hòa giữa người cùng bản, cùng mường.

b. Đánh yến

Tức là đánh cầu lông gà, nhưng được đan bằng lá dứa dại, gắn cái ống cây nhỏ và cắm lông gà vào đó thành yến. chơi đánh bằng tay mà không đau, đó là trò chơi của thanh niên nữ và trẻ em.

Hình ảnh chò chơi đánh yến

c. Kéo co

Người ta dùng sợi dây thừng có nơi dùng dây song, trên sân bãi họ chia đều người có nam, có nữ, có buộc sợi dây bằng vải màu, ở giữa có trọng tài bên nào kéo sợi dây bằng vải qua vạch quy định là thắng cuộc được thưởng. Khi kéo xong có nơi họ trẻ sợi dây song cắt ra chia cho mỗi người có mặt trong lễ hội một sợi nhỏ về làm sẹo trâu để lấy lộc đầu năm.

Ngoài ra còn các trò chơi: đánh quay, đi cà kheo, đánh sảng, leo cột... Hiện nay các trò chơi dân gian và các hội thi còn rất ít chưa được quan tâm còn chạy theo xu thế thể thao hiện đại như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn cầu lông...

Hình ảnh kéo co các dân tộc

d. Lễ hội Lồng tồng

Lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức vào những ngày đầu tháng giêng hàng năm của người tày để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ. Chính vì vậy, ngay từ sáng sớm bà con đồng bào dân tộc đã đến rất đông tham gia lễ hội. Lễ hội được chia làm 2 phần đó là phần lễ và phần hội.

Phần lễ là các nghi thức cúng lễ của thầy cúng có uy tín, được dân làng tin tưởng đọc các bài khấn và cầu thần Nông, thần Núi, thần Suối… Những vị thần bảo hộ cho mùa màng và sức khỏe, sự bình yên của dân làng.

Hình ảnh Lễ hội Lồng tồng

 

Sau phần lễ là phần hội, mở đầu là những tiết mục văn nghệ đặc sắc như hát then, hát cọi của các chàng trai, cô gái đến từ các thôn trong xã. Sau đó, nội dung tung còn được diễn ra nhộn nhịp trên mảnh ruộng lớn. Đây là trung tâm của lễ hội. Những quả còn nhỏ xinh với nhiều tua rua có màu sắc sặc sỡ được tung lên trời hướng tới tâm của vòng tròn được dán giấy đỏ 2 mặt uốn trên đỉnh cây mai cao khoảng 15 m dựng giữa mảnh ruộng. Đông đảo thanh niên trai gái đua nhau so tài khéo léo. Ai ném quả còn trúng và thủng  vòng tròn sẽ là người thắng cuộc và may mắn nhất trong năm. Vòng tròn được ném thủng cũng có nghĩa là mang lại một năm mới đủ đầy, no ấm và hạnh phúc cho tất cả người dân trong bản. Ngoài ra, lễ hội còn có nhiều trò chơi khác như: Thi cày ruộng, kéo co, đẩy gậy, được đông đảo bà con tham gia, Tiết mục kéo co được đông đảo người dân tham gia thể hiện sức khỏe cộng đồng, Tiết mục đẩy gậy để chọn ra những người khỏe nhất, thi cày ruộng là nét văn hóa không thể thiếu trong lễ hội Lồng Tồng.

 

VIII. Tình hình xã hội của dân tộc Tày

 

Từ xưa vùng dân tộc Tày đã có mường, mường được coi là một công xã của nông thôn xây dựng trên cơ sở quan hệ đất đai chứ không trên cơ sở quan hệ huyết thống. Bao gồm nhiều đại và tiểu gia đình của nhiều dòng họ khác nhau, mường được chia ra làm nhiều bản  mường do một chúa đất “chảu đín” cầm đầu. Chúng tôi sơ bộ bộ máy hoạt động của mường như sau:

Chúa đất “chảu đín”:  Hay thường gọi là “pu o nanh” cai quản chung. Chúa đất cầm bộ máy cai quản thống trị về các mặt kinh tế, văn hóa, quân sự, và cả tôn giáo. Chúa đất đặt ra bộ máy về lệ luật dưới quyền của chúa đất như sau:

1. Bộ phận kỳ mục gồm

Pu tráp “giáp” thay mặt chúa đất giải quyết các việc theo lệnh của chúa đất.

Pu xà: Thay mặt ông giáp khi được ủy quyền

Pu mó “thầy cúng”: chuyên cúng cho nhà chúa đất.

Quăn táng “hay thế”: khi nhà thầy cúng có việc tang thì ông được thay thế cúng cho nhà chúa đất

2. Bộ phận bảo vệ hậu cần 

Pu vả: sắp sếp việc thờ cúng

Pu phan: Giải quyết mọi công việc của bản, mường, đảm bảo về trật tự của bản mường.

Quán lẩu “quán rượu”: chuyên chẩn bị rượu và các đồ cúng lễ

Chuyên về cúng lễ tháng 2 hàng năm vì tháng 2 chỉ cúng cá.

Quán cằm “quan chài”: chuyên đi đón dâu (ông mối) cho gia đình chúa đất.

IX. Kết luận

Trên đây là những giới thiệu sơ lược về văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, mỗi dân tộc có một lịch sử, một nền văn hóa riêng, người Tày rất yêu quý bản mường, đất nước, thiết tha với độc lập tự do, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm sâu sắc đến việc chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, gắn với việc xây dựng đời sống kinh tế xã hội. Tổ chức các Lễ hội văn hóa, thể thao các dân tộc toàn huyện, cụm dân cư văn hóa, thể thao các dân tộc cấp xã, thị trấn với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống, trò chơi dân gian, các lễ hội đặc sắc… Cùng nhiều nghi lễ tâm linh truyền thống theo dòng họ phong phú góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc, thúc đẩy thi đua lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo chung tay xây dựng nông thôn mới.

 

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu

PHẦN I

SƠ LƯỢC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC HUYỆN YÊN MINH

PHẦN II

SƠ LƯỢC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TÀY

I. Khái quát chung

II. Các hình thái kinh tế

III. Văn hóa vật chất

IV. Tình hình xã hội, dòng họ, gia đình, hôn nhân

V. Các tục lệ chủ yếu trong đời sống dân tộc Tày

VI. Tín ngưỡng, tôn giáo, nghi lễ dân tộc

VII. Văn học nghệ thuật

VIII. Tình hình xã hội của dân tộc Tày

IX. Kết luận

 

Chỉ đạo biên soạn

BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN UỶ YÊN MINH

Tổ biên soạn

Hoàng Quang Hoàn

Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy- Tổ trưởng

Phan Ngọc Dũng

Trưởng phòng Văn hóa huyện - Tổ phó

Hoàng Thị Hà

Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, Phó trưởng Ban Tuyên giáo - Thành viên

Nguyễn Văn Biên

Giám đốc Trung tâm Văn hóa, thông tin và du lịch - Thành viên

Phạm Ngọc Quyết

Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, trưởng phòng GD & ĐT - Thành viên

Nguyễn Văn Hiệp

Phó Giám đốc Trung tâm thông tin khu vực Yên Minh - Thành viên


Tin khác

Văn bản mới

Thống kê truy cập