Thông tin tuyên truyền

NGƯỜI “ GIỮ VÀ TRUYỀN LỬA” NÉT ĐẸP VĂN HÓA DÂN TỘC

31/08/2023 08:52 210 lượt xem

Đại hội Đảng lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 – 2025 của Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã xác định được các mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm để phát triển tỉnh nhà, một trong những nhiệm vụ được quan tâm và chú trọng đó chính là phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hội nhập quốc tế. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tỉnh Hà Giang triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về văn hóa. Nhiều năm qua Tỉnh đã cụ thể hóa, ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch bảo tồn các giá trị văn hóa trên địa bàn.
Nổi bật là các chương trình: Bảo tồn di sản văn hóa, tôn tạo và phát huy gía trị công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong trường học; bảo vệ phát huy giá trị di sản phi vật thể quốc gia; phục dựng bảo tồn một số lễ hội dân gian truyền thống, bảo tồn khôi phục, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của các dân tộc Mông, dao, Nùng, Tày…. Để hiện thực hóa nghị quyết của đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang thì Đảng bộ huyện Yên Minh cũng đã không ngừng triển mạnh mẽ, triệt để, sâu rộng đến toàn bộ nhân dân trên địa bàn huyện và đã đạt được một số kết quả cụ thể như: Lễ hội xuống đồng, lễ hội ném còn, lễ hội tết cá của người Tày tại xã Mậu Duệ - Huyện Yên Minh, các loại hình văn nghệ dân gian hát Then, hát Cọi….
Sự đa dạng trong kho tàng văn hóa đã và đang tạo cơ hội lớn để phát triển các loại hình du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Do vậy công tác bảo tồn, giữ gìn văn hóa các dân tộc đang được triển khai đa dạng tạo đà cho du lịch phát triển bền vững. Hàng năm, khách du lịch đặt chân đến với quê hương Hà Giang xinh đẹp không chỉ được thưởng ngoạn thiên nhiên kỳ vỹ vùng Đông Bắc mà còn được thưởng thức, cảm nhận và khám phá những nét đẹp đậm đà bản sắc của con người nơi đây. Du khách được chìm đắm trong những điệu hát Then vui tươi, êm ái như đang kết nối con người hòa cùng với thiên nhiên, với đất trời, thể hiện ước mơ, khát vọng của con người về cuộc sống, về thế giới tươi đẹp muôn màu. Để nghệ thuật hát Then được trường tồn và phát triển cùng với thời gian thì đã có biết bao công sức, sự nỗ lực, nhiệt huyết cống hiến của biết bao thế hệ nghệ nhân trong nghề nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh. 
Bên cạnh những con người đang ngày đêm nỗ lực hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật ấy thì đâu đó vẫn còn có những con người đam mê, yêu thích và âm thầm theo đuổi nghệ thuật hát Then này để lưu giữ và phát huy nét đẹp riêng của dân tộc mình, một trong những người có thể kể đến là ông Nguyễn Văn Kinh dân tộc Tày hiện đang sinh sống tại thôn Nà tèn, thị trấn Yên Minh - người luôn “giữ lửa” và “truyền lửa” lặng thầm với mong muốn lưu truyền lại bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi cho các thế hệ mai sau.

Mặc dù là một cán bộ trung tâm y tế nhưng ngay từ thuở còn thơ, cùng với những lời hát Then đầy ấm áp của cha mỗi tối trước khi vào giấc ngủ đã ngày ngày lắng đọng lại trong tiềm thức nơi ông, gieo trồng trên mảnh đất tâm hồn ông những hạt giống tốt lành về tình yêu đối với loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian này. Nhắc đến hát Then không thể không nhắc tới vai trò của cây Đàn Tính – nhạc cụ tạo nên sự độc đáo, khác biệt của những điệu Then. Với tình yêu mãnh liệt bằng cả trái tim của mình giành cho hát Then ông đã tự nghiên cứu, mày mò và tìm hiểu, từ những trái bầu già cùng với đôi bàn tay khéo léo, sự kiên trì của mình ông đã tự tạo ra những cây đàn Tính đủ các kích cỡ vô cùng sắc nét với âm thanh réo rắt, du dương, khi thì trầm bổng, lúc lại vui tươi, rộn rã mỗi khi được kết hợp với các điệu Then. Từ khi được nghỉ hưu, ông đã giành thật nhiều thời gian của mình để thỏa sức đam mê với cây đàn Tính. Hiện nay quỹ thời gian của ông không còn eo hẹp như trước kia nên ông đã chế tạo ra được thêm rất nhiều đàn Tính – những đứa con tinh thần luôn ấp ủ trong ông mỗi ngày. 
Mặt khác, ngày nay cùng với sự du nhập mạnh mẽ, đa dạng của các dòng nhạc cũng như các nhạc cụ hiện đại vào đời sống thì những người như ông Nguyễn Văn Kinh với tinh thần giữ lửa và truyền lửa, ông luôn đau đáu trong lòng một khao khát muốn được góp phần vào bảo tồn, lưu giữ và phát huy ngày càng sâu rộng những nét đẹp văn hóa truyền thống này của dân tộc để nét đẹp ấy không bị mai một theo năm tháng, chính vì vậy ông còn giành quỹ thời gian của mình ra để dạy cho các con, cháu trong gia đình cũng như những người có cùng đam mê về loại hình nghệ thuật này về cách làm đàn Tính, cách hát các điệu Then. Có thể thấy rằng ông Nguyễn Văn Kinh là một người rất tài năng, mang trong mình cả một bầu trời nhiệt huyết cháy bỏng, ông rất tích cực trong việc phát huy và giữ gìn những nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Ông cũng là một trong số ít những người hiện nay ở huyện Yên Minh còn biết làm đàn Tính và hát Then. Mỗi khi được đánh đàn, được thả hồn trong các bài Then hay lúc ông ngồi truyền dạy các con cháu, mang lại cho ông một cảm giác rất khó tả, đó là niềm tự hào vì bản sắc văn hóa dân tộc mình không những được duy trì mà còn lan tỏa niềm đam mê cho các thế hệ biết trân trọng, giữ gìn.
Qua tâm sự và chia sẻ với mọi người ông nói ông luôn ao ước và khát khao bản thân ông có được cơ hội để đem nét đẹp và giá trị văn hóa của nghệ thuật hát Then lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư, ông mong sao mình có thể tạo dựng được một lớp truyền dạy văn hóa đàn Tính, hát Then, và rồi đem các nét hóa đặc sắc ấy lan tỏa đến với các buổi sinh hoạt ngoại khóa ở các cơ sở giáo dục trong huyện nhà, các dịp lễ hội lớn trong năm để văn hóa hát then và cây đàn Tính của dân tộc Tày sẽ được trường tồn mãi mãi với thời gian./.
 

Nguyễn Quang - Thanh Tuyền - Trường MN Hoa Hồng Yên Minh – Hà Giang

Tin khác

Văn bản mới

Thống kê truy cập