Văn hóa - Xã hội

Chuyển đổi mô hình quản lý chợ phiên vùng cao huyện Yên Minh

24/04/2018 00:00 129 lượt xem

Từ lâu, chợ phiên đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân vùng cao huyện Yên Minh. Ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ phiên còn là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động của các chợ cũng còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước và toàn xã hội.

    Hiện tại, trên địa bàn huyện có 14 chợ đang hoạt động, trong đó có 06 chợ kiên cố, 07 chợ bán kiên cố và 01 chợ tạm. Cơ bản các chợ phiên đều được phân thành các khu vực bày bán các mặt hàng riêng biệt để người mua hàng dễ nhận biết. Những mặt hàng được bày bán ở đây, chủ yếu là sản phẩm do người dân địa phương sản xuất như: ngô, gạo, rau, củ, quả, gia súc, gia cầm, đồ dân dụng, may mặc, thổ cẩm… Ngoài khu vực mua bán, chợ phiên còn có khu vực dành cho việc thưởng thức các món ăn, uống độc đáo, mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân vùng Cao nguyên đá. Đến với chợ phiên vùng cao, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp ẩn chứa trong đó, hết sức gần gũi và mang đậm tính nhân văn. Không gian phiên chợ không chỉ là không gian mua sắm mà còn là không gian của ngày hội.

    Tuy nhiên, việc khai thác và quản lý hoạt động của các chợ phiên hiện nay đang gặp phải rất nhiều khó khăn, cần tháo gỡ, đó là: đa số các chợ có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật bị xuống cấp; diện tích chợ chật chội, thiếu hệ thống các công trình phụ; không đáp ứng đủ nhu cầu mua bán của người dân. Việc quản lý chợ còn nhiều bất cập, các quy định của pháp luật về thuế, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ, chống hàng giả, hàng nhái… chưa được thực hiện tốt. Một số chợ đã được nhà nước đầu tư lớn nhưng hoạt động kinh doanh không hiệu quả, vẫn tồn tại các chợ tạm, chợ tự phát lấn, chiếm lòng, lề đường gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến công tác chỉnh trang đô thị, nếp sống văn minh… Do đó, giải pháp tối ưu đặt ra, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ, đòi hỏi huyện phải chuyển đổi mô hình quản lý trên cơ sở hạ tầng sẵn có và chuyển đổi mô hình quản lý gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng tại vị trí chợ vốn có hoặc chuyển đổi mô hình quản lý gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng tại vị trí mới. Với chủ trương đúng đắn này, hi vọng, cùng với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực tham gia công tác xã hội hóa xây dựng chợ phiên vùng cao, sẽ mang lại giá trị thiết thực cho người dân nơi địa đầu tổ quốc. 


Tin khác

Văn bản mới

Thống kê truy cập