Lễ hội truyền thống

SƠ LƯỢC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC MÔNG

06/11/2018 00:00 3737 lượt xem

Qua bản sưu tầm sơ lược giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc Mông, mong các nhà nghiên cứu chắt lọc các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đưa vào kế hoạch bảo tồn và sinh hoạt ở cộng đồng dân tộc Mông ở các thôn bản. Góp phần xây dựng văn hóa lành mạnh ở cơ sở đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan... phát huy vai trò chủ động của nhân dân trong việc bảo tồn và khai thác các giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình ngày một phong phú đa dạng hơn.

 

Lời nói đầu

 

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 06-01-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về việc đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

          Căn cứ Chương trình số 16-CTr/HU, ngày 21-3-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 06-01-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về việc đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn tỉnh.

          Căn cứ kết luận số 21-KL/HU, ngày 22-6-2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc giao cho Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ trì, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện biên soạn tài liệu (giáo trình) đưa văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn huyện; kết luận số 142-KL/HU, ngày 04-8-2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy.

Căn cứ kế hoạch số 145/KH-UBND, ngày 12-7-2017 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh về kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và đưa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học, giai đoạn 2017-2020.

          Căn cứ Quyết định số 695-QĐ/HU, ngày 20-7-2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thành lập tổ giúp việc Ban Thường vụ Huyện ủy biên soạn giáo trình đưa văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn huyện.

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Qua sưu tầm khảo sát các dân tộc trên địa bàn huyện để bảo tồn giá trị và phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Yên Minh. Tổ sưu tầm biên soạn giới thiệu sơ lược về văn hóa truyền thống dân tộc Mông huyện Yên Minh. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Chúng tôi mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng chí bạn đọc để cuốn tài liệu được hoàn thiện hơn.

 

 

PHẦN I

SƠ LƯỢC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC

HUYỆN YÊN MINH

 

 

Yên Minh trước năm 1962 nằm trong địa bàn hành chính của huyện Đồng Văn, đến tháng 12 năm 1962 huyện đồng Văn tách thành 03 huyện (Đồng Văn, Mèo Vạc và Yên Minh) từ đó Yên Minh là một huyện của tỉnh Hà Giang có 13 xã, 3.294 hộ, 16.755 khẩu. Đến năm 1982 do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ bảo vệ biên giới của Tổ quốc huyện Yên Minh tiếp nhận thêm 04 xã (Phú Lũng, Thắng Mố, Sủng Tráng, Sủng Thài) từ huyện Đồng Văn, và bàn giao 03 xã phía nam cho huyện Mèo Vạc (Nậm Ban, Tát Ngà và Niêm Sơn) đến tháng 1 năm 1997 thành lập thêm 02 xã (Mậu Long, Du Tiến) đến năm 1999 chia tách và thàng lập mới 02 xã và 1 thị Trấn (thị trấn Yên Minh, xã Hữu Vinh, xã Đông Minh) đến nay có 18 đơn vị hành chính (17 xã và 01 Thị Trấn).

Là một huyện vùng cao núi đá, biên giới phía Bắc của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 km về phía Đông Bắc. Là huyện nằm ở trung tâm trên địa bàn Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Phía Đông giáp huyện Mèo Vạc (Hà Giang) và huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng), phía Bắc giáp huyện Đồng Văn (Hà Giang) và giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới quốc gia dài 25,841km, Phía Tây giáp huyện Quản Bạ (Hà Giang), phía Nam giáp huyện Bắc Mê và huyện Vị Xuyên (Hà Giang), có đường quốc lộ 4C, quốc lộ 176 chạy qua địa bàn huyện, có đường tiểu ngạch thông thương với Trung Quốc tại mốc 358 xã Bạch Đích. Có trên 27 km đường biên giới thuộc 04 xã Phú Lũng, Bạch Đích, Na Khê và Thắng Mố giáp danh với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với nước bạn, tỉnh bạn, và các huyện bạn. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 78.365,17 ha. Huyện có 17 xã và 1 thị trấn, với 282 thôn bản, tổ dân phố. Tổng dân số trên địa bàn huyện trên 90.420 người, gồm 16 dân tộc cùng chung sống, trong đó: Dân tộc Mông chiếm 52,2%, dân tộc Dao chiếm 15%, dân tộc Tày chiếm 14,1%, Dân tộc Giấy chiếm 6,18% Dân Tộc Nùng chiếm 5,2% còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ ít người như Pu Péo, Lô Lô, Pú Y, Mường, Cao Lan... Đồng bào các dân tộc phần lớn sống xen kẽ với nhau; đồng bào Dao, Mông thường cư trú trên các triền núi cao, đồng bào Kinh, Tày, Giấy thường cư trú ở những vùng thấp.

          Sau 55 năm thành lập huyện nhân dân các dân tộc huyện Yên Minh có đời sống văn hoá, tinh thần khá phong phú, đa dạng. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá truyền thống riêng biệt, khẳng định sự trường tồn trong quá trình hình thành và phát triển của mình như: Tiếng khèn của dân tộc Mông, hát cọi của dân tộc Tày, hát phươn của dân tộc Nùng, hát giao duyên của dân tộc Mông, Dao. Bên cạnh các nét đẹp văn hóa, trên địa bàn huyện còn có các lễ hội lớn như: Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày và lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông được tổ chức vào mùa xuân; Lễ hội Nàng Hai còn gọi là lễ gọi trăng của người Tày được tổ chức vào trung tuần tháng tám âm lịch hàng năm; chợ phong lưu (chợ tình); tết cá, tết lúa mới; lễ mừng thọ của dân tộc Tày, Xuồng... cùng tồn tại và phát triển trong nền văn hoá truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bên cạnh những nét riêng biệt mang tính bản địa, trong quá trình giao tiếp, văn hoá các dân tộc có sự giao thoa, cộng sinh càng làm tăng thêm vẻ đẹp phong phú, đa dạng từ bao đời nay, các thế hệ người Yên Minh nối tiếp nhau giữ gìn, phát triển mạnh mẽ nét văn hoá truyền thống của từng dân tộc, tiếp thu, chọn lọc cái hay, nét đẹp, văn hoá truyền thống các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và nét tiên tiến văn hoá tinh thần của nhân loại theo quan điểm “xây dựng nền văn hoá tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Đảng ta.

          Với những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp đó từ bao đời nay nhân dân các dân tộc huyện Yên Minh đã phát huy tốt truyền thống cần cù, chịu khó, sáng tạo, với ý chí tự lực, tự cường đã gắn bó với làng bản, ruộng nương kiên trì đấu tranh chinh phục thiên nhiên, tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sồng, tinh thần của nhân dân, duy trì và phát triển để xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Khi có giặc ngoại sâm từ thủa xa xưa người dân Yên Minh đã phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc sâu sắc, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, anh dũng chống lại kẻ thù xâm lược. Từ những câu chuyện  truyền thống còn lưu truyền trong nhân dân ở xã Mậu Duệ gắn với tên của 02 thủ lĩnh là (Nguyễn Văn Pủ và Nguyễn Văn Quang) đã đứng lên tập hợp quần chúng nhân dân đánh giặc ngoại xâm góp phần cùng vua tôi nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên -  Mông giữ yên bờ cõi giang sơn. Và ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên mảnh đất cao nguyên Đồng Văn chúng đã vấp phải sự phản kháng đấu tranh quyết liệt của người dân nơi đây. Đó là cuộc khởi nghĩa ở Đường Thượng (1911-1912) do thủ lĩnh người Mông là Vàng Chỉn Pang - tập hợp quần chúng nhân dân đánh lại thực dân Pháp...

Đến khi có Đảng soi đường chỉ lối nhân dân các dân tộc không cam tâm chịu cảnh nô lệ, nước mất, nhà tan đã cùng nhau đứng lên đấu tranh dành độc lập tự do cho tổ quốc, do đó ngay từ những năm 1944 mảnh đất Đường Thượng đã chở thành cơ sở cách mạng, phát triển lan rộng ra đến Mậu Duệ, Ngọc Long, Yên  Minh, và sau cách mạng tháng 8 năm 1945 nhân dân các dân tộc yên Minh không những là phên dậu bảo vệ vững chắc biên giới đất liền của tổ quốc, mà còn phát huy truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc đã đóng góp sức người, sức của cho bảo vệ tổ quốc thống nhất nước nhà.

Qua bản sưu tầm sơ lược giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc Mông, mong các nhà nghiên cứu chắt lọc các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đưa vào kế hoạch bảo tồn và sinh hoạt ở cộng đồng dân tộc Mông ở các thôn bản. Góp phần xây dựng văn hóa lành mạnh ở cơ sở đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan... phát huy vai trò chủ động của nhân dân trong việc bảo tồn và khai thác các giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình ngày một phong phú đa dạng hơn.

 

PHẦN II

SƠ LƯỢC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC MÔNG

 

I. Khái quát chung

Dân tộc Mông (hay gọi là người Mông) cư trú và sinh sống rộng khắp trên lãnh thổ nước ta, nhưng tập chung chủ yếu vẫn là các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng và một số tỉnh khác, chia thành 5 nhóm Mông là: Mông trắng (Mông đây) Mông đen (Mông đu), Mông hoa (Mông xoa), Mông lai (Mông doa), Mông xanh. Thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao. Tại huyện Yên Minh có nhiều nhóm Mông, tuy nhiên nhóm Mông Trắng chiếm đa số, chiếm khoảng 23,2% dân số toàn huyện, tập chung chủ yếu ở xã Đường Thượng, Lũng Hồ, Sủng Thài, Sủng Cháng, Thắng Mố, Lao và Chải...

 

 

II. Các hình thái kinh tế

 

1. Trồng trọt

Với tập quán sinh sống và cư trú trên các sườn núi cao. Đồng bào dân tộc Mông nói chung cũng như người Mông ở huyện Yên Minh nói riêng chủ yếu là làm nương rẫy trên cao, Thông thường nương, rẫy hướng về phía có ánh mặt trời, khi đốt nương bao giờ cũng đốt từ thấp lên cao, lợi dụng sức gió và đi lại thuận tiện. Công cụ làm nương truyền thống của dân tộc Mông là dao, búa, cày, cuốc.

Nguồn sống chính là làm nương định canh, từ xưa đã biết trồng ngô, họ trồng xen canh cây ngô trên nương, các loại cây như đậu tương, vừng, bầu, bí, rau đậu các loại để phục vụ bữa ăn hàng ngày cho gia đình và có thể đem ra trao đổi, mua bán, Ngoài ra không thể thiếu được đó là theo bờ nương, sung quanh nhà họ trồng đào, lê, mận, cây lanh để dệt vải. Vì sống trên sườn núi cao, ít nước nên họ sống nhờ chủ yếu vào cây ngô, trong một nương ngô người Mông có thể trồng cả bí, dưa. Để sinh tồn được ở vùng cao khắc nghiệt, từ xưa đồng bào Mông đã chú ý  tận dụng nước mưa, các khe nước để duy trì sự sống, và phát triển chăn nuôi, trồng trọt của mình. Đặc biệt Họ coi việc ăn ngô là một đặc trưng để phân biệt dân tộc họ với các dân tộc khác.

Những năm mất mùa người Mông còn trồng các loại cây khoai, sắn làm thức ăn chính. Họ vào rừng tìm củ mài, chặt cây đao lấy lõi trong giã bột làm bánh (bột cây đao). Họ trồng các loại rau như bầu, bí, đỗ. Đồng bào Mông trồng lanh dệt vải, họ bóc vỏ và bện lại thành sợi dài, cho vào nấu, khi nào vỏ màu xanh bung ra họ giặt đi phơi khô và cuộn thành từng cuộn nhỏ và cho vào khung để dệt. trồng mía để ăn và kéo mật, vào tháng giêng âm lich còn tổ chức vui xuân có thưởng đó là dùng cây mía để mắt nhìn ước lượng cắt đôi nếu so tương đối bằng nhau thì được thưởng cây mía đó nến không thì trả tiền giá trị cây mía đó cho chủ.

Ngày xưa đồng bào nơi đây chỉ trồng một vụ, hết mùa đất để hoang đợi vụ sau. Về kỹ thuật làm đất, họ cày rồi bừa cho kỹ, đánh luống cho phân và reo hạt, Ngày nay dân tộc Mông đã tiến bộ nhiều đã biết khai thác đất hiệu quả hơn, họ tăng diện tích, sen canh, luân canh tăng vụ, biết chọn lựa nhiều giống cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trên những thay đổi to lớn ấy ngày nay đồng bào dân tộc Mông trong toàn Huyện đã cơ bản tự túc được nguồn lương thực, góp phần đẩy lùi tỉ lệ hộ nghèo trong toàn huyện cũng như đóng góp phần to lớn vào sự ổn định nguồn lương thực chung của Huyện.

 

IMG_2499.JPG

Ngô dự trữ của dân tộc Mông

 

IMG_2497.JPG

                                              Đậu tương dự trữ

2. Chăn nuôi

Dân tộc Mông huyện Yên Minh chủ yếu chăn nuôi gia súc như: Bò, ngựa, dê, lợn, họ nuôi và thả rông là chủ yếu, ngoài ra họ còn nuôi thêm gia cầm như: gà, vịt để cung cấp nguồn thực phẩm trong bữa ăn gia đình hàng ngày. Ngành chăn nuôi chiếm vị trí thứ 2 sau trồng trọt. Trong chăn nuôi con bò rất cần thiết cho đời sống hàng ngày của Dân tộc Mông dùng để cày, bừa, kéo gỗ, cung cấp thịt và phân bón, Ngựa dùng để thồ là phương tiện vận chuyển có hiệu quả trên vùng núi đá cao lúc chưa có đường giao thông thuận lợi, và là con vật rất gần gũi trong gia đình khi đi chợ thồ hàng đi, khi về vợ dắt ngựa, chồng bám đuôi ngựa lên dốc...

 Ngày nay đời sống sinh hoạt của dân tộc Mông đã khác sưa nhiều, có đường ô tô, đường giao thông nông thôn từ đó đa số các hộ mua sắm được xe máy và cả ô tô. trong chăn nuôi chuồng trại từng bước được đưa ra xa nhà, che chắn vào mùa đông, có cửa thông thoáng đảm bảo phù hợp cho con vật nuôi phát triển tốt, từng bước góp phần xây dựng các tiêu chí về nông thôn mới.

IMG_2798.JPG

Hình ảnh chuồng chăn nuôi ngày xưa

3. Săn bắn

Từ xưa đồng bào dân tộc Mông đã có sự phân công lao động, phụ nữ dệt vải, đàn ông làm nhà, đi lấy củi, đóng cày, bừa. những năm mất mùa người đàn ông vào rừng kiếm củ mài, lấy cây đao về làm bánh dùng ăn thay cơm. Săn bắt chủ yếu là các loại thú rừng, họ đi cá nhân không tổ chức săn tập thể, săn thú rừng... họ dùng súng tự chế, nỏ hoặc bẫy để bắt thú, đồng bào còn làm các loại bẫy, như bẫy nhỏ bắt chim, bẫy lớn bắt chồn, cáo...

Ngày nay việc săn bắt không còn nữa, nhận thức được ý nghĩa trong việc giữ gìn và bảo về môi trường tự nhiên từ các hoạt động tuyên truyền của các cấp các ngành địa phương,  đồng bào đã biết bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các loài động vật quý, hiếm đang dần bị diệt chủng, các loại vũ khí như súng kíp, súng hỏa mai đã nộp cho nhà nước, đồng bào chỉ còn dùng nỏ là vật cổ truyền của dân tộc cho những ngày hội thể thao.

4. Nghề thủ công gia đình

Cuộc sống hiện đại đã tác động nhất định đến các bản, làng người Mông trong huyện, mang đến nhiều thay đổi. Thế nhưng, người Mông vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình như: đan quẩy tấu, chế tác khèn, sáo... trồng lanh để dệt vải mặc và nhuộm chàm. Để làm ra bộ trang phục, người Mông cần rất nhiều thời gian và công đoạn: Khi thu hoạch lanh về họ cạo vỏ giấy bên ngoài rồi bó lấy vỏ phơi khô, sau đó tước nhỏ thành từng nắm. Se lanh “sanh tua” có hai cách: Một là se bằng tay “sua tua”, hai là se bằng khung “sun tùa”. Người Mông thường tranh thủ vào lúc đi chơi, đi chợ... họ đem theo và se bằng tay. Se sợi bằng khung sẽ nhanh và được nhiều. họ kiểm tra sợi cho đều và nối sợi bằng cách dùng khung quay để cuốn vào vòng tính độ dài của sợi, sau đó đưa vào dệt. Khung cuốn dây này gọi là “Sanh tra đang”, hoặc là “khô lì cái sú”. 

Sau công đoạn cuốn vòng là kiểm tra sợi, đo độ dài và cho vào khung dệt. người Mông thường dệt 2 loại kích thước rộng cả khổ vải 30cm hoặc 45cm. Khung dệt này có tên gọi là “Tù tau”. Khi dệt xong vải họ dùng đòn nhẵn đập vải cho đều để sợi vải mềm ra sau đó cho vào nước đun sôi cho sợi nở ra làm kín các kẽ hở rồi đem phơi khô

Sau những ngày tháng miệt mài bên khung cửi, là những ngày người phụ nữ Mông kiên trì nhuộm vải. Vải nhuộm một lần mới chỉ có sắc xanh lợt, nhợt nhạt dễ phai, sau nhiều lần nhuộm rồi phơi nắng, sắc xanh lợt, nhợt nhạt thẫm lại, trầm xuống thành sắc chàm sẫm như màu của núi rừng. Sau khi vải từ màu xanh chuyển sang màu chàm, người ta bắt đầu mài bóng vải. Vải được đặt trên một khúc gỗ và mài bằng một tấm đá. Để tạo độ trơn khi mài, người ta bôi sáp ong lên vải. Đôi chân người phụ nữ khéo léo đẩy đi, đẩy lại tấm đá, khi vải sáng bóng lên là được. Những tấm vải này dùng để làm áo cho đàn ông và làm váy cho phụ nữ với ưu điểm rất đẹp và bền.

            Người Mông khi đi đến nơi ở mới, có một thứ không thể thiếu là cây chàm giống. Chàm được trồng vào tháng 2, tháng 7 thu hoạch. Chàm cắt về, đem vò nát để lấy nước. Thứ nước cốt đó được đổ vào thùng gỗ thông, qua một lớp tro bếp để trong bao tải rồi để lọc pha thêm nước, ngâm khoảng 1 tuần. Theo kinh nghiệm của đồng bào, phải có tro bếp thì chàm mới giữ màu được lâu, không phai.

 

Hình ảnh phụ nữ Mông thêu dệt

 

5. Trao đổi hàng hóa và chợ phiên

Cũng giống nhiều dân tộc thiểu số khác, Sinh hoạt mang sắc thái miền núi nhất của đồng bào Mông là văn hóa chợ. Chợ là nơi giao lưu tình cảm của những đôi trai gái, và là nơi để trao đổi kinh nghiệm sản xuất, người già đến chợ gặp gỡ thăm hỏi lẫn nhau. Đồng bào Mông đến chợ mang theo đủ thứ hàng nông - thổ sản, nào là ngô, ớt, su su, bí, mía, rau cải, đậu các loại, khai, sắn, hoa quả, mật ong, rượu, trang phục thổ cẩm, đồ trang sức bằng bạc… những thứ hàng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, giản đơn của người vùng cao. Những thanh niên từ các bản vùng cao xuống chợ dắt theo những con ngựa, lợn, chó... càng làm cho hoạt động trao đổi hàng hóa nơi đây thêm phần nhộn nhịp. Chợ họp 1 ngày từ sáng đến chiều mới tan, người dân xuống chợ, chơi chợ như một thú vui của đồng bào.

Chợ chia làm nhiều khu với những khu hàng đặc trưng khác nhau. Những mặt hàng như: Rau củ quả, thảo dược, gia vị, đồ dùng gia đình và các sản phẩm thổ cẩm đủ màu sắc thể hiện tài năng khéo léo của phụ nữ Mông, tập chung thành một khu và được bày lên những tấm nilon trải trên mặt đất. Nổi bật nhất có lẽ là khu vực bán gia súc, những con gia súc đem đi bán phải là những con khỏe nhất, béo nhất. Người dân chỉ bán khi thực sự cần tiền để chi trả cho những công việc lớn trong gia đình, như làm nhà, cưới hỏi, ma chay, lễ tết… Ngày nay nhờ chính sách của Đảng, Nhà Nước các xã, thị trấn trong toàn huyện đã được xây nhà chợ khang trang giúp cho việc trao đổi hàng hóa người dân rất thuận tiện không còn như xưa nữa.

 

100_0006.JPG

Hình ảnh phụ nữ dân tộc Mông bán hàng ngày chợ phiên

 

III. Văn hóa, vật chất

1. Làng bản và nhà ở

a. Làng bản

Làng bản của người Mông  huyện Yên Minh cũng mang nhiều nét tương đồng như nhiều dân tộc Mông tại các địa phương khác, thường dựa vào sườn núi, họ sống trên những triền núi cao.

Mỗi bản đều có danh giới riêng, thường được quy định theo hình thế đất trong mỗi bản thường có khu rừng cấm, ruộng đất, bãi cỏ, bãi tha ma, có nguồn nước riêng thuộc bản mình. Mỗi bản có tên gọi riêng, tên bản thường theo tên đất, tên ruộng, tên suối, thú vật... có tên bản đặt theo truyền thuyết địa phương.

Nhà cửa trong bản thường xếp đặt không theo hàng lối mà theo thế đất, các nhà thường xếp đặt theo một chiều, có đường đi lại quanh co nối liền từ nhà này đến nhà khác.

Trong mỗi bản thường cư trú một nhóm dân tộc, rất ít thấy người Mông sang ở cùng với xóm dân tộc khác, mỗi bản thường có độ 20 - 40 nóc nhà, có bản lớn hơn gần 50 - 70 nóc nhà. Ở những vùng hẻo lánh có bản chỉ có trên dưới 10 nóc nhà. Hiếm thấy có bản sống riêng từng dòng họ, trong mỗi bản có từ 2 - 3 có khi 5 - 6 dòng họ chung sống với nhau.

b. Nhà  ở

Với môi trường sống trên các triền núi cao, khí hậu lạnh, khắc nghiệt thì ngôi nhà trình tường đất lợp gói hay cỏ gianh của người Mông có ưu điểm mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông và chống thú dữ trên núi cao, ngày nay đồng bào mông lợp bằng pờ lô xi măng hoặc các chất lợp khác do nhà nước cấp hoặc mua. Họ lấy gỗ làm khung và giã làm tường nhà, mỗi nhà ít nhất 3 gian 2 cửa. 1 cửa chính, 1 cửa phụ và có cửa sổ. Trong 3 gian nhà chính 1 gian bên trái dùng để đặt bếp đun nấu và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà, 1 gian phải đặt bếp sưởi và khách ngủ và 1 gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên và chỗ bày ăn cơm, tiếp khách, hai gian trái nhà đặt cối xay ngô và cối giã thức ăn chăn nuôi, các nông cụ đi làm nương rẫy.

Nhà của đồng bào Mông cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm như: Ngô, đậu tương, lạc, rượu, thịt khô...Ngô khi lấy ở nương về cất lên gác, khói bếp sẽ làm khô và giữ cho không bị sâu, mọt. Phong tục người mông đối với một số dòng họ không cho con gái, đàn bà ngủ trên gác. Khi đàn ông trong nhà đi vắng thì con dâu không được phép lên gác. Phòng ngủ của vợ chồng con cái được bố trí riêng, người Mông ngủ bằng phản hoặc bằng tre mai băm thành tấm dát. Có một số dòng họ người mông rất khắt khe nơi ngủ của con dâu, phòng đấy bố chồng và anh chồng không được vào, ngược lại con dâu không được vào chỗ ngủ của bố chồng và anh chồng, còn lại các dòng họ khác không kiêng như vậy.

Nhà của người Mông không bao giờ làm sát vào nhau, cho dù là anh em ruột thịt. Khi chọn đất làm nhà, người Mông lấy 3 hạt gạo hoặc ngô đặt xuống khu đất đã chọn rồi đặt bát hoặc chậu gỗ lên trên, sau đó thắp 3 nén hương khấn thần đất, đốt 3 tờ giấy bản xin thổ công thổ địa cho gia chủ làm nhà. Sáng hôm sau chủ nhà quay lại xem số hạt ngô đặt dưới đất, nếu thấy vẫn còn nguyên thì coi như đất ở nơi đó tốt, làm nhà được. Nếu những hạt gạo hay ngô đó đã bị sâu hay kiến ăn thì coi như đất ở đó dữ, không làm nhà được. 

Chọn được đất ở, người Mông tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà. Công việc trình tường được làm khá công phu. Trong quá trình trình tường, người lạ không được đến, nhất là phụ nữ. Để trình tường người ta phải làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài 1,5 mét, rộng 0,45- 0,5 mét. Khi trình tường người ta đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những chiếc chày giã, vồ nện chặt đất. Đất dùng để trình tường được loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác. 

Trình tường xong, cây cột cái thường được đem thẳng từ rừng về, không được đặt xuống đất mà phải đưa lên nóc ngay. Người Mông coi hai cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cát, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu, thối, cụt ngọn. Hai cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông, nhất là trong đám tang. Cây cột cái ở giữa phía bếp lò dùng để treo trống khi có người chết (ma tươi); cây cột cái giữa ở phía bếp sưởi để treo trống khi làm ma khô. Đặc biệt khi vào rừng chặt hạ cây cột cái, cây đòn nóc thường phải chọn ngày tốt hợp với tuổi của của gia chủ. Tìm được cây gỗ, phải thắp 3 nén hương, tiếp đó cắm 3 tờ giấy bản vào gốc cây khấn thần rừng, thần cây cho xin cây gỗ về làm nhà. Họ quan niệm rằng như thế thần cây, thần rừng mới không trách móc và nhà cửa mới yên vui, mọi người khoẻ mạnh, ăn nên làm ra. 

Cửa chính nhà của ngưòi Mông cũng phải tìm gỗ tốt để làm, nếu là tre nứa thì phải là thân trúc hoặc mai già. Cửa bao giờ cũng mở vào trong chứ không mở ra ngoài. Người Mông không sử dụng bản lề, then chốt bằng sắt mà hoàn toàn bằng gỗ, bởi người Mông coi cửa mở ra đóng vào là lòng bụng con người, trong khi đó bản lề sắt thép là những vật cứng được ví như dao kiếm. Ngoài cửa chính, nhà của người Mông còn có cửa phụ là lối để đưa đồ dùng cho người chết vào nhà lúc tang ma. Chỉ khi đưa ra nghĩa địa mới đi qua cửa chính. Cửa phụ dành cho phụ nữ trong 1 tháng 3 ngày sinh đẻ qua, phụ nữ đẻ đang trong tháng không được bước qua cửa chính.

Làm nhà được coi là một việc hệ trọng trong đời người Mông, do vậy ngày về nhà mới là ngày đại sự của gia chủ. Ngày hôm ấy, người ta tổ chức ăn uống vui vẻ, chúc nhau mọi sự tốt lành. 

Cùng với việc làm nhà mới là làm chuồng gia súc. Chuồng gia súc được làm chếch với cửa chính, tuỳ thuộc vào hướng gió. Để làm chuồng gia súc, người ta cũng phải xem tuổi gia chủ, tính ngày tháng rồi mới làm. Người Mông rất yêu quý gia súc, có khi còn làm chuồng gia súc gỗ tốt hơn làm nhà ở. Khi làm chuồng gia súc người Mông đều thắp hương cúng ma chuồng, ma trại phù hộ cho gia súc hay ăn chóng lớn, dễ nuôi.

Nhà ở trình tường dân tộc Mông

2. Trang phục

Bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ gồm váy (nắng ta) hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó, phần thân váy xòe rộng, mặc áo (nắng xao) có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau, tấm vải che đằng trước váy, vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn đầu (phò), xà cạp và tấm áo khoác ngoài không có tay áo. có vòng tai (cồng chể), vòng tay (lu pầu), vòng cổ (hẳng xinh). Áo của  dân tộc mông tự dệt bằng cây lanh có hoa văn đẹp, chủ yếu là màu đỏ, màu xanh, áo vắt chéo hàng cúc ở nách, váy dài qua đầu gối, họ tự thêu, họ vẽ bằng sáp ong, dùng bút chấm sáp ong nóng chảy để vẽ vào những hoa văn trên tấm vải, vẽ xong tấm vải đó được nhuộm chàm nhiều lần cho đến khi được màu đen như ý. Sau đó người ta đem vải nhúng vào nước nóng cho sáp ong tan ra, để lại những hoa văn màu trắng trên nền chàm xanh rất đẹp. tạp dề (vầy dao) là hai tấm che đằng trước và đằng sau. Quấn chân (khú chìu) họ cũng tự dệt lấy và quấn vào chân để giữ ấm vào mùa đông và không cho côn trùng cắn khi đi làm nương rẫy. trang trí trên y phục chủ yếu bằng ghép màu vải, hoa văn thêu chủ yếu hình con ốc, hình vuông, hình quả trám, hình chữ thập. Kỹ thuật thêu của người Mông có hai cách thêu lát và thêu chéo mũi. Hai cách thêu này làm cho trang phục của người phụ nữ mông mềm mại, không bị gò bó.

Trang phục của đàn ông, quần, áo, mũ. Áo của người mông mày đen xẻ ngực, cúc được làm bằng vải thắt nút, quần ống to, mùa đen bằng vải lanh để dễ đi lại trên địa hình núi cao.

Trang phục lễ hội, tết họ dành bộ mới, đẹp nhất đi dự hội. trang sức chủ yếu làm bằng bạc hay mạ vàng. Hiện nay phụ nữ Mông không còn giữ được lối ăn mặc cổ truyền của dân tộc mình nhất là lứa tuổi trung niên, thanh thiếu niên có xu hướng ăn mặc theo người Kinh, hoặc các dân tộc khác...

 

Trang phục dân tộc Mông

3. Đồ ăn

Lương thực chính của đồng bào Mông là ngô. Cách chế biến của họ không giống với những dân tộc khác, ngô được phơi khô và dùng cối xay đá, hay cối giã, xay hai lần mới nhỏ mịn và khi đồ mới ngon, đem bột ngô vẩy nước vào đảo đều với độ ẩm vừa phải, khi cầm nắm ngô bột không bị dính vào tay, cũng không bị bở ra là được tiếp đó cho vào "chõ đồ" lần 1, đến khi hơi bốc lên thơm thì đổ ra mẹt vẩy thêm một ít nước rồi đảo đều cho tơi ra, sau đó lại cho vào "chõ đồ" lần 2, có mùi thơm bốc lên khi đó là ngô đã chín. Ngô say hay còn gọi là “mèn mén”, bưng ra chỗ cao ráo và ăn trong ngày. Đồng bào Mông ăn ngày 2 bữa, ngày mùa ăn 3 bữa, bột ngô được xúc bằng thìa gỗ. Phụ nữ Mông khéo léo làm các loại bánh bằng bột ngô (ngô nếp) vào những ngày lễ, tết.

Do là món ăn khô nên mèn mén thường được ăn với một số món canh như rau bí đỏ, rau cải, canh xương, nước thắng cố, tẩu chóa, thịt treo... tạo hương vị thơm ngon, đậm đà. Khi đi làm nương không có canh họ dùng nước lã để thay canh cho dễ ăn. Bên cạnh nước canh, còn có một loại gia vị khác được người Mông thường sử dụng đó là bột ớt khô được chế biến từ các loại ớt thóc. Ớt được đem vùi dưới than hồng sau đó họ đem giã nhỏ, rồi chộn với một ít muối, mì chính hoặc với đậu sị để khi ăn trộn cùng tạo nên hương vị đậm đà cho món ăn.

Dụng cụ gia đình của đồng bào Mông xưa kia thường làm bằng gỗ như: muôi, thìa, thùng đựng nước... Ngày nay đồng bào Mông ít giữ và duy trì dụng cụ của ngày xưa.

Ngày thường người Mông ăn mèn mén, khi nhà có khách người Mông thường mổ gà. Còn ngày lễ tết có thêm thịt lợn, bò, dê... Người Mông thích ăn thức ăn ninh nhừ, ít khi xào khô. Gia vị chủ yếu là ớt và gừng.

Thắng cố là món ăn ưa thích của người Mông, đây là món canh gồm các loại thịt, xương, lòng, gan, tim, phổi của con vật, cắt thành từng miếng nhỏ được nấu chung trong chảo to, người mông thường nấu thắng cố vào ngày lễ, tết và gia đình có việc lớn.

Rượu được rất nhiều người ưa dùng, thậm chí nam giới thường dùng hàng ngày. Các dịp cưới xin, cúng ma, tiếp khách và các ngày tết không thể thiếu rượu. Do cây lương thực chính là ngô nên rượu của người Mông thường được cất từ ngô.

 

IMG_2540.JPG

Hình ảnh phụ nữ dân tộc Mông đang xay ngô làm mẻn mén

 

Hình ảnh bữa cơm gia đình của đồng bào dân tộc Mông

 

4. Phương tiện đi lại và chuyên chở

Đồng bào Mông ở trên núi cao nên việc đi lại chủ yếu đi bộ và cưỡi ngựa. họ đi từ bản này sang bản khác. Tuy nhiên ngày nay, đường xá được nhà nước đầu tư xây dựng, kinh tế các hộ khá giả hơn nên phương tiện đi lại chủ yếu là xe máy.

Trong đời sống hàng ngày của đồng bào Mông, chiếc quẩy tấu là một trong những vật dụng quan trọng và độc đáo nhất của họ. Bởi chiếc quẩy tấu được đan bằng tre, trúc có quai để thuận tiện cho việc mang vác đi lại ở vùng cao và núi đá dốc.

IV. Các tục lệ chủ yếu trong đời sống dân tộc Mông

1. Sinh đẻ và nuôi con

Từ khi có thai được 3 tháng người phụ nữ Mông phải kiêng không được mang trên người gừng, nghệ, hành, tỏi . Kiêng không cho đi ruốc cá, không cho đi buôn cùng. Khi sinh nở người phụ nữ được 3 ngày em bé được đặt tên, báo gia tiên, tắm cho em bé bằng nước đun ấm, sau khi sinh không được khỏe mạnh hay ốm yếu vào ngày mùng 9, 19, 29 gia đình làm bánh, gồm 3 nhóm mỗi nhóm 3 cái, và miếng đậu phụ, 1 con gà, và 12 giấy vàng để cúng với thần trời, thần đất và gia tiên để làm lễ cho em bé khỏe mạnh, lễ làm ở ngoài cửa sau lễ cúng gia đình cho con cháu liên hoan.

2. Cưới xin

 

 

  Trong cuộc sống đời thường, chuyện lấy vợ gả chồng dân tộc nào, vùng nào cũng đều thận trọng bởi đám cưới là sự quyết định cho cả cuộc đời mỗi con người…việc cưới hỏi của dân tộc Mông cũng không nằm ngoài suy nghĩ đó. Sự quan tâm của họ còn sâu sắc hơn, mỗi khi có trai gái trẻ yêu nhau say đắm, thề thốt sẽ cùng xây dựng tổ ấm chung sống đến đầu bạc răng long. Khi trai gái đã ưng ý và thề nguyền đi đến hôn nhân thì họ sẽ về báo cáo với bố mẹ và dòng họ. Nếu bố mẹ, dòng họ hai bên gia đình đồng ý thì nhà trai sẽ chọn ngày để tiến hành mời ông mối sang đánh tiếng dặm hỏi, rồi tiến tới lễ ăn hỏi rồi đến lễ cưới.

 

          * các tục lệ chính trong hôn nhân:

 

 

          a. Tảo hôn

 

Người con trai nếu thấy con gái nào mình thích thì cho gia đình sang dạm ngõ trước. Nếu gia đình nhà có con gái đồng ý đợi đến lúc đủ tuổi đăng ký kết hôn 2 gia đình sẽ tổ chức đám cưới.

          b. Tục kéo vợ

          Tục kéo vợ là một biểu hiện rõ nét của người Mông, thường dùng từ kéo cô dâu hay kéo vợ. Trong cuộc sống mặc dù đôi trai gái yêu nhau đắm đuối, từng thề thốt cùng chung sống với nhau cả đời, lúc lấy nhau thật cũng phải tổ chức kéo thì cô gái mới chịu về nhà chồng, không có cô gái nào tự bước chân về nhà chồng cả, ý nghĩa chính của việc kéo vợ thể hiện sự danh giá của người con gái qua ba nghĩa chính:

          - Thứ nhất: Cô gái không bị xã hội đánh giá thấp hèn cam chịu chạy theo con trai một cách mù quáng hạ thấp mình để hầu hạ nhà trai.

          - Thứ hai: Người con trai thực sự cần lấy cô gái làm vợ thật với thiên chức của người mẹ mới tổ chức kéo vợ, thể hiện thái độ rõ ràng cụ thể.

          - Thứ ba: Tránh sự đồn đại tai tiếng xấu của xã hội và sự ngược đãi sau này của người chồng và người nhà trai.

          Chuẩn bị đi kéo vợ: Khi đã được nhà trai cho phép con trai được lấy vợ, cả nhà tập chung cùng lo, cho người đi mời phù dâu, phù rể, cô chú cùng đi giúp kéo vợ, đoàn người kéo vợ thường có ít nhất 5 người chính thức và một số người khác phụ giúp. Một cô gái trẻ chưa có chồng khác họ nhà trai làm phù dâu, một chàng trai khác họ với nhà trai, chưa có vợ làm phù rể, một người anh hoặc bác ruột có hiểu biết cầm trịch, và chú rể chồng của cô dâu, một người thường là bà cô hay bà dì đại diện mẹ chú rể với một số bạn trai trẻ biết cách kéo vợ đi giúp chàng trai kéo vợ. Tiêu chuẩn những người được chọn tham gia đoàn người kéo vợ gồm 03 tiêu chí chính:

          - Thứ nhất: Phù dâu, phù rể phải là người chưa có chồng, chưa có vợ, có lối sống đạo đức tốt, có hiểu biết.

          - Thứ hai: Người cầm trịch và người nữ đại diện cho nhà trai là những người có vợ chồng, con cái đầy đủ (không goá vợ, goá chồng), làm ăn phát đạt sống có uy tín với bản làng.

          - Thứ ba: Tất cả số người này phải biết cách kéo vợ, nếu không biết cách kéo, khi kéo sẽ bị sứt đầu mẻ chán làm đau đớn cho người bị kéo, khi đôi co với người thân và cô gái bị kéo về làm vợ.

Trước khi đi cả đoàn người hội ý thống nhất, khi đi chia theo tốp để tránh sự nghi ngờ của người khác. Con trai và phù rể đi trước, phù dâu và người đại diện mẹ nhà trai theo sau, người đàn ông cầm trịch nhà trai và tốp con trai đi kéo hộ đi sau cùng. Khi tới điểm hẹn nhà trai bố trí sẵn cho con trai mình hẹn gặp người yêu đến cùng tâm sự tại một địa điểm thuận lợi như đón đường nhà gái đi làm, đi chợ hay đi chơi xuân ngày tết… Mọi người nấp vào các bụi rậm hai bên đường để lại chàng trai và phù rể dạo bộ để đón gặp bạn gái, khi thấy người yêu xuất hiện thì chàng trai chủ động chào hỏi tán tỉnh giữ chân cô gái lại nói chuyện một lúc để cô gái không đề phòng nữa

          Bắt đầu kéo: Chàng trai tán tỉnh cô gái một lúc thấy thuận lợi, chàng trai tóm lấy tay cô gái nói: Lần này ta kéo nàng về làm vợ ta đây. Nói xong chàng trai giữ chặt lấy người yêu lại, những người kéo giúp sám vào hai người biết kéo tì vai vào nách cô gái, quàng hai cánh tay vào vai của hai người kéo giữ chặt lại cứ thế nhấc bổng cô gái lên mà kéo về nhà trai, kéo kiểu này là người biết cách kéo, không gây thương tích cho người bị kéo, chân người bị kéo không chạm đất, không có lực giằng co, không chống trả được, mồm không thể cắn ai được. Hai người kéo cô gái đi một quãng xa thấy mệt thì hạ cô gái xuống và giữ chặt, hai người khác đến thay thế và đưa cô gái về đến nhà trai. Nếu như gặp phải sự phản ứng gay gắt của người nhà gái thì hội kéo cứ thế kéo cô gái đi, để lại người cầm trịch hát đối đáp với người nhà gái, chú rể ở lại với người cầm trịch để tạ lỗi với người nhà gái, phù dâu, phù rể cùng cô gái về nhà trước. Khi về đến gần nhà trai, đoàn người kéo vợ cử một người chạy trước về báo với những người chờ sẵn trong nhà như bố, mẹ hay các cô, chú của con trai đi bắt một đôi gà, một gà mái tơ, một gà trống chưa gáy đợi sẵn ở cửa chính khi đoàn người kéo cô gái về đến đó thì người đó làm lý gọi hồn. Lúc đoàn người về đến cửa thì chưa vội đưa cô gái vào nhà, người ta giữ cô gái, tràng trai ở ngoài cửa chính, người làm lý đốt ba nén hương tay cầm đôi gà huơ huơ chân, cào cào từ đầu đến chân cô gái, tràng trai lẩm bẩm gọi hồn, xong xuôi mang gà mổ thịt làm cơm tiếp đãi đoàn người đi giúp kéo cô dâu tương lai. Trong bữa cơm này nhà trai mời một người có hiểu biết cùng ăn cơm, sau đó giúp nhà trai sang nhà gái báo tin cho nhà gái biết, nhà trai đã kéo được con gái họ về làm dâu nhà trai. Nhà trai mang lễ vật báo tin là 2 con gà (1 trống, 1 mái), 2 chai rượu. sau đó bên nhà gái cũng cử 2 người ra nói chuyện và thống nhất lễ cưới. khi gia đình nhà gái đồng ý họ sẽ thách lễ cưới, và định ngày đẹp sẽ tổ chức. Khi người báo tin đến nhà gái, nhà gái đi mời ông bác hay chú đến nhà đại diện cho nhà gái tiếp người báo tin. Người báo tin mời thuốc, mời rượu cho người đại diện nhà gái và cả những người có mặt trong nhà gái xong, người báo tin chính thức rót hai chén rượu đưa cho người đại diện nhà gái và dạm hỏi lễ vật mà nhà gái cần thách và thời gian để làm lễ cưới. Khi đã được nhà gái công bố các lễ vật xong, người báo tin về nhà trai báo lại toàn bộ nội dung, các loại lễ vật cho nhà trai, thời gian để hai bên tổ chức lễ cưới.

          Từ khi kéo được cô gái về, nhà trai bố trí cô gái và phù dâu ngủ chung ba đêm, sáng ngày thứ ba giã bánh dầy đưa cô gái về nhà lấy đồ thay. Đoàn người đi sang nhà cô gái lấy đồ gồm có đôi trai gái trẻ yêu nhau, phù dâu, cha hay mẹ chú rể tương lai, khi đến nhà gái tràng trai phải quỳ lậy tất cả các thành viên nhà gái để làm quen. Nhà gái tổ chức bữa cơm tiếp đãi nhà trai, tại bữa cơm này người đại diện nhà gái bà dì hay bà cô hỏi cô gái thật kỹ có thể chung sống cả đời với nhà trai được không,  nếu cô gái vui vẻ trả lời và đồng ý về làm dâu nhà trai. Thấy vậy nhà gái yên tâm dọn đồ tư trang của cô gái cho cầm về nhà chồng bắt đầu một cuộc sống mới được ăn nằm chung như vợ chồng thật, mọi việc chuẩn bị cho đám cưới bắt đầu.

Ngược lại nếu như vừa đến nhà gái người con gái buồn rầu, khóc lóc van xin cha mẹ không muốn về nhà trai thì hôn nhân chấm dứt từ đó. 

      * Phong tục tổ chức đám cưới

Sau khi người con gái về hai gia đình tìm ngày đẹp để tổ chức. Đồ sính lễ mang sang nhà gái: Tiền mặt khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng, 90kg đến 100kg thịt lợn hơi, rượu 40 lít nấu bằng thóc hay ngô. Ngày xưa: 60kg thịt, 600.000 đồng, 60 lít rượu, 3,6 đồng bạc già đưa cho ông, bà nếu gia đình người con gái còn ông, bà. Hiện nay đồng bào Mông thách cưới đơn giản hơn 100kg thịt, 100 lít rượu, tiền mặt 5 triệu đồng, bạc 3,6 đồng bạc trắng, nếu không có bạc lấy tiền mặt 360 nghìn (trong trường hợp gia đình nhà gái còn ông, bà. Nếu ông, bà không còn họ không lấy). Trách nhiệm nhà gái mua hòm, tủ đựng quần áo, (1 đến 2 bộ quần áo, 1 bộ chăn màn, chiếu, ô) làm của hồi môn.

Thành phần đi đón dâu nhà trai đi lẻ về chẵn (có nghĩa là nhà trai sang nhà gái đón dâu lúc đi thì 7 người, 9 người hoặc 11 người, lúc đón dâu về thì về chẵn 8 người, 10 người hoặc 12 người) 1 phù dâu, 1 phù rể, 2 người bác, hoặc chú thím, 2 người phục vụ họ mang cơm thịt đi cùng để ăn dọc đường.

Bên nhà gái cử họ hàng để nhận lễ nhà trai đưa sang, nhà gái họ rót rượu, rót chè mời nhà trai uống, ông trưởng đoàn mời nhà gái ra kiểm tra lễ, họ đợi làm cơm ăn xong và làm thủ tục lễ đón dâu về.

Mỗi bên cử một đôi đại diện thông gia 2 bên (trong vai thông gia) đi theo đoàn để sang uống rượu. họ ngồi mâm riêng và không bàn bạc gì về đám cưới.

Trước khi đón dâu về đến nhà trai trưởng đoàn nhà trai kiểm kê của hồi môn, và giao toàn bộ số tiền và của hồi môn cho 2 vợ chồng trẻ.

Nếu người con gái lấy chồng sinh con thì bố mẹ làm 1 cái địu, mối người em cậu phải làm 1 cái, mỗi bác, cô, chú 1 cái đến khi đầy tháng họ mang về cho địu. mỗi 1 cái địu mang cho con dâu đổi lấy 1 đùi lợn nếu tặng 1 áo, 1 chăn là được 3 rẻ xương xườn lợn.

Và một điều đặc biệt hơn là trong lễ cưới nào nhà trai cũng phải chuẩn bị một chiếc ô dài màu đen (bắt buộc) để hôm đám cưới ông mối sẽ mang trao cho ông mối bên nhà gái rồi treo bên dưới bàn thờ tổ tiên, đến khi rước dâu về ông mối bên nhà gái lại trao lại cho ông mối bên nhà trai.

Chính vì vậy, có thể nói người Mông có rất nhiều tục lệ với những ràng buộc khắt khe xong bên trong đó chứa đựng các yếu tố nhân văn rất tình người. Được xử sự linh hoạt trên cơ sở đoàn kết thương yêu, nó chính là nhân tố để giữ gìn sự gắn bó của cộng đồng và bảo lưu các giá trị văn hóa độc đáo của họ. Văn hóa, phong tục tập quán của người dân tộc Mông là một thành tố văn hóa Việt Nam, bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông đã đóng góp và làm phong phú cho nền văn hóa Việt Nam “ thống nhất trong đa dạng, đa dạng trong thống nhất”.

3. Đám tang

Đám tang của người Mông là một nét văn hóa đặc sắc, phản ánh những quan niệm về lịch sử xã hội và cộng đồng dân tộc. Tang lễ của người Mông được tổ chức rất chu đáo, không giống với các dân tộc khác người mông thường tổ chức hai đám tang, đám ma tươi khi người mới mất và đám ma khô không quy định chặt chẽ về thời gian tổ chức, có thể tiến hành bất cứ lúc nào khi gia chủ có điều kiện.

Tang lễ của người mông được diễn ra, khi gia đình có người qua đời, gia đình sẽ bắn 3 phát súng chỉ thiên để báo hiệu, sau khi phát tang sẽ tiến hành các nghi lễ, trước tiên là lễ chỉ đường để người chết tìm đến với tổ tiên người nhà thay quần áo cho người chết xong họ lại bắn súng 3 phát, mời thầy mo về cúng. Họ thổi khèn và đưa người chết vào quan tài họ cũng bắn 3 phát súng. Họ thổi khèn bài ăn cơm cho người chết, nếu vào buổi sáng họ thồi bài buổi sáng, ngày bón 3 bữa và thổi 3 lần khèn bài ăn cơm cho người chết. đưa người chết đi 36 bước, thầy cúng quay lại quan tài chỗ người chết và gia đình tự đưa người chết ra bãi tham ma. Người mông rất quan trọng chiếc kèn. Người nào thổi kèn đưa người chết đến tận mộ thì khi người chết ra khỏi nhà thì người thổi kèn đi trước họ đi đủ 36 bước rồi quay về, con dâu làm 1 bó đuốc bằng rơm châm lửa đi cùng, khi người thổi khn quay lại thi bó đuốc cũng để lại luôn ở đấy.

Trước khi đưa quan tài xuống huyệt họ cho xuống và người thổi kèn thổi quay 3 vòng quanh hố, người thổi kèn quỳ xuống mọi người dân xung quanh cầm 1 nắm đất ném xuống huyệt, họ mở nắp quan tài và cho người chết nằm thẳng, họ quan niệm nếu người chết nghiêng về bên phải nhiều thì người con trai làm ăn phát triển hơn nếu về bên trái thì con gái làm ăn tốt hơn, nên họ chỉnh đúng giữa để cả con trai và con gái cùng phát triển.

Nếu người chết ở ngoài về trước khi họ cho vào nhà, đến trước cửa họ dựng đứng lên và cho nằm vào rơm và gọi tên nếu không thấy thưa họ mới đưa vào nhà làm ma.

Những người đưa người chết ra bãi tha ma về tối hôm thứ nhất họ làm 3 bó rơm châm lửa và gọi người chết về lấy lửa đi. Sáng hôm sau họ lấy 3 cái ống nhỏ 1 ống đựng nước, 1 ống đựng thịt, 1 ống để cơm mang đến mộ và bảo mày về lấy cơm và lấy nước đi ăn. Sáng thứ 3 mang đi đến mộ và mời người chết ăn cơm, rửa mặt, song  chặt cây để trên mộ để trâu, bò không quấy phá.

 

 

Người Mông quan niệm phải làm ma khô người chết mới được rửa sạch hết tội lỗi và hồn mới được siêu thoát, để đi đầu thai kiếp khác. Sau 13 ngày làm ma lần thứ nhất (oa sưa) ngày tính từ ngày chôn gia đình đến mộ đón về nhà để làm thủ tục lần đầu, mổ 1 con gà, 1 thiếp giấy, sau 13 ngày thành ma. Những gia đình không có điều kiện họ để 1 đến 2 năm mới làm ma lần thứ 2 (oa cầu voang). những gia đình khá giả họ có thể làm ma lần 2 luôn. Nếu gia đình làm ăn không phát đạt họ đi tìm thầy cúng và làm ma lần thứ 3 phải mổ trâu (oa nhu đăng).

 

Người Mông hàng năm không tảo mộ, nếu gia đình họ vẫn làm ăn tốt, mộ tốt thì không tảo mộ, gia đình làm ăn không tốt, mộ không tốt bị xập, hay bị hỏng thì làm lại mộ, ngày lễ, tết mời người chết về ăn tết cùng gia đình.

Đám ma khô của người Mông là nghi lễ và ứng xử để lý giải cho quá trình siêu thoát, sự tồn tại, trưởng thành của linh hồn ở thế giới bên kia. Điều quan trọng hơn cả là tang ma thể hiện đạo hiếu, đạo lý của con cháu đối với cha mẹ, biểu hiện sâu lắng tình cảm, sự sẻ chia của người thân, gia đình và cộng đồng, củng cố đạo đức, đạo hiếu - những điều rất cần cho xã hội hiện đại hôm nay.

V. Lễ hội

1.     Lễ hội gầu tào

Tổ chức vào ngày 3 đến 7 tháng giêng âm lịch hàng năm, "Gầu Tào" với mục đích là cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ ban cho gia đình sự khỏe mạnh, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc, cầu có con, cháu, ban cho dân bản, mở hội tạ ơn trời đất, núi sông đã ban cho tài lộc, mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng… Đây cũng là dịp để bà con trong bản tụ họp, vui chơi chuẩn bị bước vào một năm mới, một mùa canh tác mới trong năm. Gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội.

Các bước tiến hành:

* Phần chuẩn bị:

Định ngày và thông báo thời gian, địa điểm tổ chức Lễ hội để bà con gần, xa biết, chuẩn bị tinh thần tham gia. Chuẩn bị cây nêu bằng một cây mai to nhất, cao nhất trong làng (Không cụt ngọn). Cây mai được chặt xuống tuốt hết cành lá các gióng dưới, chỉ để 05 gióng nguyên cành trên ngọn cùng. Chuẩn bị 02 mét vải đỏ, 02 mét vải xanh, 02 mét vải vàng, 02 mét vải trắng để cắt thành tua rua treo lên ngọn cây nêu; 5 tờ giấy mầu xanh, đỏ, tím, vàng, trắng để cắt hình nhân treo lên  (Mỗi tờ cắt thành 4 hình nhân, đầu hình nhân được xâu bằng chỉ màu); dưới chân cây nêu có 01 bàn con, 01 rổ để đựng ngô hoặc thóc để cắm hương, có 03 chén để rót rượu, 04 thiếp giấy vàng mã, 02 thiếp giấy rơm (giấy rơm được gấp đôi theo chiều dài khổ giấy đục thành những đồng tiền có lỗ ở giữa làm 3 hàng theo chiều dài tờ giấy gấp đôi), 5 - 7 bó hương thắp; 01 mâm cơm, 01 đĩa xôi, 01 thủ lợn luộc chín, loại từ 10 - 20 kg, 01 chai rượu chai rượu và 03 chén rót; 01 cum lúa nếp, 2 cây gỗ tròn thẳng tuốt hết vỏ cây khoảng 9 - 10 mét, (Cả phần chôn xuống đất) trên đỉnh cây gỗ có 01 bình tông rượu ngon, cổ bình tông được buộc bằng những tua vải có màu sặc sỡ;  trên ngọn 2 cây đó được đục thủng 2 lỗ, xiên cây xà ngang để buộc dây thừng to làm dây leo; 3 dây thừng và 01 chiếc nỏ treo ở chân cột cây nêu với ý nghĩa tượng trưng cho sự tôn nghiêm các quy định của ngày hội sẽ không xảy ra điều gì đáng tiếc; chè, thuốc lào, bao diêm hoặc bật lửa, ấm chén, nước sôi và 01 cái điếu cầy hoặc điếu thường thông dụng. Nhờ 01 thầy mo hoặc 01 cụ già am hiểu về lễ hội để nói lời tạ ơn trời đất, thổ công, thổ địa. Một đôi vợ chồng (Già hoặc trung niên), nhưng phải là những đôi vợ chồng xưa nay sinh con đẻ cái thuận lợi, biết hát bài mở màn - kết thúc lễ hội làm trưởng lễ khởi điểm hát dân ca.

* Phần lễ:

 Cây nêu được cắm chặt ở vị trí đã định từ hôm trước. Các cột leo dây, leo cây, đều chuẩn bị xong từ hôm trước, trước cột nêu kê 1 bàn con, trên bàn đặt 01 rổ ngô hoặc thóc để cắm hương - Phía trước rổ đặt 3 chén rót rượu, 01 chai rượu nguyên (Không dùng rượu đã uống thừa rót lại vào chai). Phía trước bàn (dưới đất) đặt mâm cỗ để tạ lễ, gia chủ rót 01 đôi chén rượu mời người đã được mời trước bắt đầu làm lễ - phần lễ hoàn toàn do người được mời đảm nhiệm từ đầu đến cuối (phần lễ hiện nay còn có người biết ).

Thầy cúng đang tiến hành các nghi lễ khai hội

 

* Phần hội:

Gia chủ rót một đôi chén rượu mời trưởng lễ bắt đầu công việc. Trưởng lễ thông báo các nội quy, quy định của ngày hội. Trưởng lễ thông báo chương trình vui chơi, thi thố của ngày hội - các môn vui chơi, thi thố không thể thiếu trong ngày Lễ hội Gầu Tào gồm:

- Ca hát (hát giao duyên, hát đối).

- Đánh yến ( Nam - nữ, nam - nam, nữ - nữ).

- Đánh quay (Chia đội, mỗi đội tầm 4 - 10 người hoặc đánh đôi nam).

- Thi múa khèn (Múa đôi đá chân, múa vòng đơn một người, múa trồng chuối, múa lộn vòng…).

- Ném lao, Bắn nỏ, leo dây, leo cột, leo núi, đẩy gậy, quay vòng, đua ngựa, chọi  gà, chọi chim...

Trưởng lễ căng chỉ mầu quanh cột nêu (cách chân cột nêu 3m) và công bố mọi môn chơi của ngày hội chỉ được diễn ra trong vòng tròn của sợi chỉ mầu (tượng trưng), không được vượt quá phạm vi quy định, để đảm bảo cho ngày hội vui được trọn vẹn, không sơ xẩy điều gì xấu.

Trưởng lễ mở màn bài hát “Lễ dựng hội” và cuộc vui chơi, ca hát, thi thố tài năng bắt đầu (bài hát đã sưu tầm, ghi chép được). Công việc từ đây trở đi hoàn toàn do ban tổ chức lẽ hội đảm nhiệm, Các môn thi thố do mỗi năm chỉ tổ chức một lần  nên ban tổ chức cần xây dựng điều lệ, thể lệ và cơ cấu giải thưởng cho mỗi môn chơi, thi thố hợp lý, động viên nhiều người tham gia.

Múa khèn trong ngày hội

 

 

* Kết thúc:

Ban tổ chức mời trưởng lễ hát bài kết thúc Lễ hội (hạ Gầu tào).

Bài hát kết thúc cũng là lúc tất cả cột nêu, cột néo được hạ xuống.

Cột nêu được gia chủ đem về làm giát giường, tua vải và hình nhân đem về cất đáy hòm gia chủ.

Mời những người trực tiếp giúp việc trong lễ hội về nhà gia chủ uống nước tổ chức rút kinh nghiệm...

2.     Lễ cúng rừng

Tổ chức vào 30 tháng1 âm lịch hàng năm, Lễ cúng  gồm 2 con gà, 1 con chó, 1 con lợn, 12 que hương, 2 thiếp giấy bản...họ cúng rồi mổ những con vật đó, họ lấy tiết thấm vào tờ giấy bản để cúng.

Lễ cúng thần rừng diễn ra vào buổi sáng , họ phát quang cỏ, quét lá khô và lập ban thờ, nhóm lửa bắc bếp. Bàn thờ được làm từ thân cây tre chẻ ra ghép lại với nhau lập dưới một gốc cây to lâu niên trong khu rừng. Họ dùng cỏ bện lại và quấn quanh thân cây như thể hiện sự bảo vệ, che chở. bàn thờ có ban thờ chính và ban thờ phụ đặt cạnh nhau.

Lễ vật bao gồm 3 con gà trống chân đen, 1 con lợn đen (phải đen hoàn toàn, không được khoang màu khác), một con chó đen. Cả ba đều phải là giống đực, còn sống, rượu và nhang.. 

Có hai lễ cúng diễn ra đồng thời cùng một lúc, lễ chính cúng ngay tại rừng đây được gọi là “cúng bố”, một lễ khác diễn ra ở miếu (cách đó vài trăm mét) gọi là “cúng mẹ”. Lễ cúng mẹ mang tính chất “báo cáo”, lễ vật chỉ có rượu và một con gà trống.

Lễ cúng thần rừng có ba phần rất rõ ràng. Phần một là báo cáo thần linh, chính là lúc thầy mo đọc bài cúng và ba con vật còn sống. Sau khi lợn, chó, gà được nấu chín bày trên đĩa đặt trên bàn thờ, thầy mo sẽ thắp hương, rót rượu mời các vị thần linh, tiên tổ về ăn. Và phần cuối cùng là bài cúng cảm ơn.

Sau lễ cúng bà con phải kí vào bản quy ước không được phá rừng, không được bẻ dù một cành cây, không ngắt dù một ngọn rau, không được phép vào rừng phóng uế. Ai muốn thu hoạch hoa màu, muốn hái rau ăn thì phải làm ngay trong buổi chiều hôm ấy. Từ hôm sau chở đi sau lễ cúng sẽ tuyệt đối tuân thủ bản quy ước cho đến hết ngày kiêng mới thôi. Họ xem ngày kiêng trên chiếc xương của chân gà họ lọc hết thịt chỉ còn xương đặt song song, ngay ngắn cạnh nhau. Sau đó dùng tăm chọc vào những chiếc lỗ trên xương và so xem những chiếc tăm trên hai cái xương đó, Có bao nhiêu cái vuông góc thì tương ứng với số ngày phải kiêng. Nếu trong bản 1 người vi phạm, lập tức sẽ phải cúng lại và người vi phạm phải chịu toàn bộ vật tế cúng.

Trước đây người dân quy ước với nhau bằng miệng nhưng nay quy ước đã thành văn bản, các gia đình ký tên vào văn bản đó để tiện quản lý. Lễ cúng cũng diễn ra ngắn gọn chỉ trong vài tiếng.

3. Tục Thờ  tổ tiên

Việc thờ cúng tổ tiên nhằm củng cố trật tự trong phạm vi gia đình. Mỗi gia đình đều nhớ rất kỹ lịch sử nguồn ngốc của gia đình họ, bàn thờ của gia đình mông được đặt ở gian giữa, trên đặt 3 ống tre để cắm hương, có 2 bàn, bàn 1 thờ thần linh, thổ địa, thờ thần bếp, thần lửa, bên tùy thuộc theo hướng bếp nếu bếp bên trái thì thờ bên trái, nếu bếp bên phải thì bát hương thờ bên phải, ban thờ chính 3 bát hương thờ ba đời, bát giữa thờ đời thứ nhất, bát thứ hai tính từ cửa vào bên phải thờ đời thứ 2, bát bên trái tính từ cửa vào thờ đời thứ 3. Trong 1 năm gia đình đồng bào mông chỉ cúng 1 lần. Họ cúng tổ tiên vào dịp tết nguyên đán: ( ngày 1-1 âm lịch) gia đình làm cơm thắp hương tưởng nhớ đến bố mẹ, đồ lễ cúng gồm con gà luộc chín, 2 chén rượu, 2 bát cơm gia chủ mổ gà để cúng, chủ nhà nhổ một ít lông nhúng vào bát tiết sau đó dán vào giấy bản đem lên bàn thờ để cúng, sau khi cúng mời tổ tiên gia chủ dán những tờ giấy bản vào công cụ sản xuất, đồ đạc trong nhà.. Đến Sáng mùng 3 cúng để hóa vàng để các cụ về thế giới bên kia làm ăn, người Mông có tục bỏ mặc mồ mả ở bãi tha ma không chăm sóc, họ cũng không có tục tảo mộ như một số dân tộc khác. Trong nghi lễ thờ cúng người Mông có một số kiêng kị như con trai mới được đến gần bàn thờ, khách đến chơi không được ngồi quay lưng lại bàn thờ, Trong trường hợp gia đình có người ốm, làm ăn không được họ đi bói do làm phật lòng ma nhà, con cháu phải làm lễ cúng.

Đối với hồn cha mẹ, tổ tiên ở bãi tha ma hay ở trên trời, người mông quan niệm sau tang lễ 13 ngày thì người chết mới biết mình đã chết và gia đình làm lễ là hết nhiệm vụ 2 loại ma (ma tươi và ma khô).

Đối với tổ tiên trên trời và ở bãi tha ma, người Mông không thấy tác dụng trực tiếp đến đời sống hằng ngày khi trong nhà có dịp gì vui buồn như cưới xin, ma chay, làm nhà mới…con cháu nhớ đến tổ tiên mới mời tổ tiên xuống ăn cỗ và chứng dám.

Ngày nay, việc thờ cúng tổ tiên vẫn còn được duy trì để tỏ lòng biết ơn của con cháu với những người đã khuất. Song ý niệm về đời sống tổ tiên ở bên kia thế giới, về tác động của tổ tiên tới đời sống con cháu dần bị phai nhạt theo cơ chế thị trường.

Bàn thờ tổ tiên dân tộc Mông

 

 

VI. Văn học nghệ thuật

Người mông có vốn văn học nghệ thuật dân gian rất phong phú, những câu chuyện, bài ca, lúc đầu có thể do một người nào đó sáng tác ra, sau truyền lại qua thế hệ này đến thế hệ khác, được thêm thắt, trau chuốt thành những câu chuyện truyền miệng hay những bài ca đầy tình dân tộc.

1. Văn học dân gian

Cùng với chiều dài lịch sử dân tộc Mông có một nền văn học dân gian phong phú, đa dạng phản ánh đời sống văn hóa cũng như tâm tư tình cảm của cộng đồng. Các thể loại văn học dân gian của đồng bào Mông cũng giống như các dân tộc khác như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích và đặc biệt là thơ ca dân gian với hai mảng chính là truyện thơ và dân ca

Truyện thơ của người mông không chỉ chứa đựng những phong tục tập quán, những cảm nhận về đời sống rất đặc trưng của người mông mà còn thể hiện những khát vọng mãnh liệt tình yêu và hạnh phúc của họ như truyện thơ “A Thào Nù Câu” “Nàng Dợ Chà Tăng”...

Dân ca là một thể loại rất phổ biến  trong đời sống sinh hoạt tinh thần của người mông. Đó là những bài hát mang nội dung trữ tình, biểu lộ tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào trong cuộc sống hàng ngày, ẩn chứa trong đó bao niềm vui, nỗi buồn, dân ca mông bao gồm, Tiếng hát tình yêu, Tiếng hát cưới xin, tiếng hát cúng ma

Tục ngữ của người mông phản ánh những tri thức và kinh nghiệm sống của dân tộc trong lịch sử, trong đời sống và tư duy, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm sản xuất, cách thức ứng xử và mối quan hệ xã hội. tục ngữ ngắn gọn, xúc tích, phong phú về ý nghĩa, cái cụ thể thường gắn liền với cái khao khát và ngược lại.

Ví dụ có câu: Tiền bạc trên đá không làm khó nhọc thì không có tiền.

2. Các trò chơi dân gian

Dân tộc mông có trò chơi: đánh yến, đẩy gậy, đánh sảng, múa gậy đồng xu.

Đánh yến (đẩu ca): chia thành 2 đội 1 đội nam, 1 đội nữ không hạn chế số lượng. Quả yến làm từ lông gà, vợt làm bằng ván gỗ, chơi vào ngày tết, lễ hội. nếu đội thua phải hát 1 bài.

Xin nêu ví dụ một số câu ca hát với nội dung như sau :

Ăn tết xong.

Đánh lông gà bay lên gác.

Anh cùng em, cùng chơi

Anh không biết em là con dâu của nhà ai.

Chưa biết anh là con trai nhà nào.

+ Đánh sảng (tù lú): chủ yếu là đàn ông chơi chi làm 2 đội, củ sảng làm bằng gỗ cứng, dây dùng bằng sợi lanh, 1 đội quay, 1 đội ném và ngược lại, nếu trong 1 đội 5 người chơi mà có 1 người thắng thì coi đội đó thắng. Đánh sản chơi trong dịp lễ hội, không hạn chế số lượng người chơi,

  3. Nhạc cụ dân tộc

          Nhạc cụ dân tộc Mông thể hiện sâu nặng chất trữ tình đằm thắm, mượt mà, khoẻ khoắn. Những âm thanh mà nó bộc lộ là vẻ đẹp tự nhiên của vùng cao bao la, hùng vĩ, nét tươi sáng và giản dị của tâm hồn người Mông. Chính vì thế, âm nhạc người Mông chiếm được nhiều cảm tình của đồng bào các dân tộc

          + Khèn: Thân Khèn Mông được chế tác bằng gỗ pơmu cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ hợp. Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khèn. Âm thanh của khèn mạnh mẽ như chính cuộc sống người Mông, bởi nếu không kiên cường mạnh mẽ, người Mông xưa kia chắc khó mà đương đầu nổi với sự khắc nghiệt nơi núi cao, đá dựng.

          Khi buồn, khi vui họ đều mang khèn ra thổi, gửi cả tâm tư, tình cảm của mình vào tiếng khèn. Trong những dịp lễ, tết, tiếng khèn Mông vang vọng khắp núi rừng. Tiếng khèn là phần hồn của người Mông, giữ tiếng khèn là giữ lấy bản sắc dân tộc mình. Người Mông thích nghe tiếng khèn, thích thổi khèn và múa khèn. Khi thổi phải kết hợp các vũ điệu múa khèn như đan chân, nhẩy giật lùi, nhào lộn, vặn người. Có người thổi khèn múa điệu say rượu, có người múa điệu ngựa phi, có người múa các đường võ. Khèn Mông thường được sử dụng trong hai trường hợp: đám tang để tỏ lòng xót thương, luyến tiếc người quá cố; trong vui chơi để thi thố tài nghệ, bộc lộ bản chất ý chí, nghị lực của con người trong sinh hoạt cộng đồng.

 

IMG_2502.JPG

Kèn Pí Lè của dân tộc Mông

 

IMG_2501.JPG

Nhạc cụ dân tộc Mông

 

Hình ảnh chiếc Khèn của dân tộc Mông

Đàn môi

          Là loại nhạc cụ dùng để tỏ tình, giao duyên và là thứ nhạc cụ không thể thiếu được trong tiếng hát tình yêu của chàng trai, cô gái dân tộc Mông. Đàn môi của người Mông có hai loại: loại uốn hình lòng máng và loại hai mặt phẳng. Đàn là một mảnh lá đồng vừa dòn lại vừa dai có hình dáng giống lá lúa, có cuống để cầm trên tay, phần trên đầu vát nhọn để gảy. Ở chính giữa, người ta tạo ra một cái lưỡi gà, khi gảy đàn, lưỡi gà có độ rung. Khoang miệng của người thổi chính là cái bầu rỗng cộng hưởng phát ra tiếng to nhỏ, thanh trầm, luyến láy theo ý của người thổi.

          Âm sắc của đàn môi mô phỏng theo làn điệu dân ca Mông, tạo ra một thứ ngôn ngữ âm nhạc rất riêng biệt và độc đáo, là lời tâm tình thủ thỉ, yêu thương, trìu mến mà chỉ người nghe ở gần (bạn tình) mới hiểu được nội dung của tiếng đàn.

 

Đàn môi của dân tộc Mông

Kèn lá

 Là một loại nhạc cụ tự tạo đơn giản, ở đâu cũng có thể hái ra được kèn lá. Kèn lá tuy giản dị, dễ kiếm như vậy nhưng không phải loại lá nào thổi cũng phát ra thành tiếng được. Người thổi kèn lá thường chọn loại lá hơi mềm, tương đối dai, mép lá trơn. Những loại lá kim, lá dòn, mép răng cưa không thể phát ra âm thanh chuẩn và hay được.

          Kèn lá được dùng để bày tỏ nỗi lòng trước thiên nhiên, trước con người. Khi thổi kèn lá chỉ việc áp vào giữa đôi môi, dùng hơi ở khoang miệng điều chỉnh âm thanh trầm bổng theo âm điệu bài hát, làn điệu dân ca quen thuộc.

 

                                            Hình ảnh thổi kèn lá

 

Sáo Mông: Là dạng sáo đơn, có gắn lưỡi gà. Âm thanh của Sáo Mông rất độc đáo, có những tiếng trong trẻo êm ái như tiếng người thủ thỉ, thấm sâu vào lòng người. Sau đây là một số loại sáo tiêu biểu của người Mông:

Sáo dọc: là loại sáo có sáu lỗ ứng với sáu nốt nhạc, mặt sau gần trên miệng sáo có một lỗ gió. Trên miệng sáo có đút mẩu gỗ để kẽ thông hơi xuống lỗ gió.

          Sáo tiêu: Cây sáo tiêu của dân tộc Mông thường nhỏ hơn so với cây sáo tiêu của dân tộc khác. Tiêu cũng có cấu tạo tương tự cây sáo dọc, nhưng trên miệng sáo có đút mẩu gỗ được vát chéo.

          Sáo ngang: Mặt trên cũng dùi sáu lỗ, nhưng dùi thêm một lỗ phụ, mặt dưới dùi thêm một lỗ nhạc để bấm bằng ngón tay cái khi thổi. Phần tạo ra âm thanh là một chiếc lưỡi gà bằng đồng.

          Sáo Mông là nhạc cụ của các chàng trai. Họ thường mang theo như một người bạn đường, bạn trong lao động và là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc chinh phục trái tim các cô gái. Tiếng sáo say đắm gọi người yêu và thổ lộ tâm tình cùng nàng trong những đêm trăng sáng trên các triền núi cao…

Gậy đồng xu

 Ngày xưa gậy đồng xu dùng trong đám tang người chết, ngày lễ, chiếc gậy làm bằng cây trúc, họ đục và xiên những đồng xu vào gậy, mỗi gậy 45 chiếc, đoạn dài là 10 xâu mỗi xâu 3 chiếc, đoạn ngắn 3 xâu mỗi sâu 5 chiếc. chiếc gậy dài của con trai 1m, còn gậy con gái 80 cm. chất liệu chiếc đồng xu làm bằng đồng lỗ ở trong hình vuông khi múa chiếc gậy tạo ra tiếng kêu theo nhịp điệu múa rất sôi động.

          Nhạc cụ dân tộc Mông tuy giản đơn nhưng lại phong phú về cách diễn đạt âm thanh, cảm xúc và có vị trí không thể thiếu được trong đời sống văn hoá của đồng bào. Nhiều loại nhạc cụ đã trở thành một thứ hàng hoá mang đặc tính riêng của vùng cao được nhiều người biết đến.

                                              Hình ảnh múa gậy đồng xu

 

VII. Kết luận

Trên đây là sơ lược giới thiệu một số nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mông huyện Yên Minh, mỗi dân tộc có một lịch sử, một nền văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú cho nên văn hóa truyền thống các dân tộc của huyện Yên Minh.

Người Mông vốn rất yêu quý bản mường, đất nước, thiết tha với độc lập, tự do, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

 Huyện Yên Minh đã quan tâm đến việc chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, gắn với việc xây dựng đời sống kinh tế xã hội. Tổ chức các ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc toàn huyện, cụm dân cư văn hóa, thể thao các dân tộc cấp xã, thị trấn với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống, trò chơi dân gian, các lễ hội đặc sắc... Cùng nhiều nghi lễ tâm linh phong phú góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc, thúc đẩy thi đua lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên Trong một số bộ phận nhân dân phong tục tập quán còn lạc hậu như: cưới tảo hôn, mê tín dị đoan, đám ma kéo dài... Thế hệ trẻ chưa thực sự quan tâm đến văn hóa truyền thống của dân tộc.

 

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu

PHẦN I

SƠ LƯỢC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC HUYỆN YÊN MINH

PHẦN II

SƠ LƯỢC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC MÔNG

I. Khái quát chung

II. Các hình thái kinh tế

III. Văn hóa, vật chất

IV. Các tục lệ chủ yếu trong đời sống dân tộc Mông

V. Lễ hội

VI. Văn học nghệ thuật

VII. Kết luận

 

 

 

 

 \

 

Chỉ đạo biên soạn

BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN UỶ YÊN MINH

Tổ biên soạn

Hoàng Quang Hoàn

Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy- Tổ trưởng

Phan Ngọc Dũng

Trưởng phòng Văn hóa huyện - Tổ phó

Hoàng Thị Hà

Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, Phó trưởng Ban Tuyên giáo - Thành viên

Nguyễn Văn Biên

Giám đốc Trung tâm Văn hóa, thông tin và du lịch - Thành viên

Phạm Ngọc Quyết

Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, trưởng phòng GD & ĐT - Thành viên

Nguyễn Văn Hiệp

Phó Giám đốc Trung tâm thông tin khu vực Yên Minh - Thành viên

Chủ tịch ủy ban nhân dân 6 xã (Du Tiến, Du Già, Lũng Hồ, Đường

Thượng, Lao và Chải, Sủng Thài) - Thành viên

Có sự tham gia của Ban Thường vụ Đảng ủy, các nghệ nhân

dân gian 6 xã (Du Tiến, Du Già, Lũng Hồ, Đường Thượng, Lao Và

 Chải, Sủng Thài)

 


Tin khác

Văn bản mới

Thống kê truy cập