Lễ hội truyền thống

SƠ LƯỢC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC HUYỆN YÊN MINH

06/11/2018 00:00 1043 lượt xem

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Qua sưu tầm khảo sát các dân tộc trên địa bàn huyện để bảo tồn giá trị và phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Yên Minh. Tổ sưu tầm biên soạn giới thiệu sơ lược về văn hóa truyền thống dân tộc Dao huyện Yên Minh. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Chúng tôi mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng chí bạn đọc để cuốn tài liệu được hoàn thiện hơn.

 

Lời nói đầu

 

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 06-01-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về việc đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

          Căn cứ Chương trình số 16-CTr/HU, ngày 21-3-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 06-01-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về việc đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn tỉnh.

          Căn cứ kết luận số 21-KL/HU, ngày 22-6-2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc giao cho Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ trì, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện biên soạn tài liệu (giáo trình) đưa văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn huyện; kết luận số 142-KL/HU, ngày 04-8-2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy.

Căn cứ kế hoạch số 145/KH-UBND, ngày 12-7-2017 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh về kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và đưa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học, giai đoạn 2017-2020.

          Căn cứ Quyết định số 695-QĐ/HU, ngày 20-7-2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thành lập tổ giúp việc Ban Thường vụ Huyện ủy biên soạn giáo trình đưa văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn huyện.

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Qua sưu tầm khảo sát các dân tộc trên địa bàn huyện để bảo tồn giá trị và phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Yên Minh. Tổ sưu tầm biên soạn giới thiệu sơ lược về văn hóa truyền thống dân tộc Dao huyện Yên Minh. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Chúng tôi mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng chí bạn đọc để cuốn tài liệu được hoàn thiện hơn.

 

PHẦN I

SƠ LƯỢC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

CÁC DÂN TỘC HUYỆN YÊN MINH

 

 

Yên Minh trước năm 1962 nằm trong địa bàn hành chính của huyện Đồng Văn, đến tháng 12 năm 1962 huyện đồng Văn tách thành 03 huyện (Đồng Văn, Mèo Vạc và Yên Minh) từ đó Yên Minh là một huyện của tỉnh Hà Giang có 13 xã, 3.294 hộ, 16.755 khẩu. Đến năm 1982 do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ bảo vệ biên giới của Tổ quốc huyện Yên Minh tiếp nhận thêm 04 xã (Phú Lũng, Thắng Mố, Sủng Tráng, Sủng Thài) từ huyện Đồng Văn, và bàn giao 03 xã phía nam cho huyện Mèo Vạc (Nậm Ban, Tát Ngà và Niêm Sơn) đến tháng 1 năm 1997 thành lập thêm 02 xã (Mậu Long, Du Tiến) đến năm 1999 chia tách và thàng lập mới 02 xã và 1 thị Trấn (thị trấn Yên Minh, xã Hữu Vinh, xã Đông Minh) đến nay có 18 đơn vị hành chính (17 xã và 01 Thị Trấn).

Là một huyện vùng cao núi đá, biên giới phía Bắc của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 km về phía Đông Bắc. Là huyện nằm ở trung tâm trên địa bàn Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Phía Đông giáp huyện Mèo Vạc (Hà Giang) và huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng), phía Bắc giáp huyện Đồng Văn (Hà Giang) và giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới quốc gia dài 25,841km, Phía Tây giáp huyện Quản Bạ (Hà Giang), phía Nam giáp huyện Bắc Mê và huyện Vị Xuyên (Hà Giang), có đường quốc lộ 4C, quốc lộ 176 chạy qua địa bàn huyện, có đường tiểu ngạch thông thương với Trung Quốc tại mốc 358 xã Bạch Đích. Có trên 27 km đường biên giới thuộc 04 xã Phú Lũng, Bạch Đích, Na Khê và Thắng Mố giáp danh với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với nước bạn, tỉnh bạn, và các huyện bạn. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 78.365,17 ha. Huyện có 17 xã và 1 thị trấn, với 282 thôn bản, tổ dân phố. Tổng dân số trên địa bàn huyện trên 90.420 người, gồm 16 dân tộc cùng chung sống, trong đó: Dân tộc Mông chiếm 52,2%, dân tộc Dao chiếm 15%, dân tộc Tày chiếm 14,1%, Dân tộc Giấy chiếm 6,18% Dân Tộc Nùng chiếm 5,2% còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ ít người như Pu Péo, Lô Lô, Pú Y, Mường, Cao Lan... Đồng bào các dân tộc phần lớn sống xen kẽ với nhau; đồng bào Dao, Mông thường cư trú trên các triền núi cao, đồng bào Kinh, Tày, Giấy thường cư trú ở những vùng thấp.

          Sau 55 năm thành lập huyện nhân dân các dân tộc huyện Yên Minh có đời sống văn hoá, tinh thần khá phong phú, đa dạng. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá truyền thống riêng biệt, khẳng định sự trường tồn trong quá trình hình thành và phát triển của mình như: Tiếng khèn của dân tộc Mông, hát cọi của dân tộc Tày, hát phươn của dân tộc Nùng, hát giao duyên của dân tộc Mông, Dao. Bên cạnh các nét đẹp văn hóa, trên địa bàn huyện còn có các lễ hội lớn như: Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày và lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông được tổ chức vào mùa xuân; Lễ hội Nàng Hai còn gọi là lễ gọi trăng của người Tày được tổ chức vào trung tuần tháng tám âm lịch hàng năm; chợ phong lưu (chợ tình); tết cá, tết lúa mới; lễ mừng thọ của dân tộc Tày, Xuồng... cùng tồn tại và phát triển trong nền văn hoá truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bên cạnh những nét riêng biệt mang tính bản địa, trong quá trình giao tiếp, văn hoá các dân tộc có sự giao thoa, cộng sinh càng làm tăng thêm vẻ đẹp phong phú, đa dạng từ bao đời nay, các thế hệ người Yên Minh nối tiếp nhau giữ gìn, phát triển mạnh mẽ nét văn hoá truyền thống của từng dân tộc, tiếp thu, chọn lọc cái hay, nét đẹp, văn hoá truyền thống các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và nét tiên tiến văn hoá tinh thần của nhân loại theo quan điểm “xây dựng nền văn hoá tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Đảng ta.

          Với những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp đó từ bao đời nay nhân dân các dân tộc huyện Yên Minh đã phát huy tốt truyền thống cần cù, chịu khó, sáng tạo, với ý chí tự lực, tự cường đã gắn bó với làng bản, ruộng nương kiên trì đấu tranh chinh phục thiên nhiên, tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sồng, tinh thần của nhân dân, duy trì và phát triển để xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Khi có giặc ngoại sâm từ thủa xa xưa người dân Yên Minh đã phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc sâu sắc, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, anh dũng chống lại kẻ thù xâm lược. Từ những câu chuyện  truyền thống còn lưu truyền trong nhân dân ở xã Mậu Duệ gắn với tên của 02 thủ lĩnh là (Nguyễn Văn Pủ và Nguyễn Văn Quang) đã đứng lên tập hợp quần chúng nhân dân đánh giặc ngoại xâm góp phần cùng vua tôi nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên -  Mông giữ yên bờ cõi giang sơn. Và ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên mảnh đất cao nguyên Đồng Văn chúng đã vấp phải sự phản kháng đấu tranh quyết liệt của người dân nơi đây. Đó là cuộc khởi nghĩa ở Đường Thượng (1911-1912) do thủ lĩnh người Mông là Vàng Chỉn Pang - tập hợp quần chúng nhân dân đánh lại thực dân Pháp...

Đến khi có Đảng soi đường chỉ lối nhân dân các dân tộc không cam tâm chịu cảnh nô lệ, nước mất, nhà tan đã cùng nhau đứng lên đấu tranh dành độc lập tự do cho tổ quốc, do đó ngay từ những năm 1944 mảnh đất Đường Thượng đã chở thành cơ sở cách mạng, phát triển lan rộng ra đến Mậu Duệ, Ngọc Long, Yên  Minh, và sau cách mạng tháng 8 năm 1945 nhân dân các dân tộc yên Minh không những là phên dậu bảo vệ vững chắc biên giới đất liền của tổ quốc, mà còn phát huy truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc đã đóng góp sức người, sức của cho bảo vệ tổ quốc thống nhất nước nhà.

Qua sưu tầm sơ lược văn hóa truyền thống dân tộc Dao mong các nhà nghiên cứu chắt lọc các giá trị văn hóa dân tộc Dao đưa vào kế hoạch bảo tồn và sinh hoạt cộng đồng dân tộc Dao ở các thôn bản góp phần xây dựng văn hóa lành mạnh ở cơ sở, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, phát huy vai trò chủ động của nhân dân trong việc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong mỗi cá nhân, mỗi gia đình, không để giá trị văn hóa dân tộc có nguy cơ mai một.

 

 

PHẦN II

 

SƠ LƯỢC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC DAO

          I. Khái quát chung

Dân tộc dao có nhiều nhóm như: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao Sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao.

Người Dao sống ở nước Việt Nam từ lâu đời. Họ tự nhận mình là con cháu của Bác Hồ, một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao. Dân tộc Dao tập trung đông tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Riêng huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang có 2 nhóm Dao chủ yếu là Dao đỏ và Dao áo dài, chiếm gần 15% dân số toàn huyện và đứng thứ 2 sau dân tộc Mông, trong đó Người Dao đỏ chiếm đa số và mang những nét văn hóa có tính phổ biến nhất của cộng đồng người Dao.

          II. Các hình thái kinh tế

          Nền kinh tế của đồng bào Dao chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, nguồn sống chính là trồng trọt, thứ 2 đến chăn nuôi trong đó con ngựa được quan tâm chăm sóc tốt hơn con vật khác vì nó vừa là để cưỡi đi đường xã, làm phương tiện vận tải lương thực từ lều nương về nhà và các vật dụng khác từ nhà đến lều nương của gia đình, còn thủ công nghiệp chỉ là nghề phụ gia đình. Việc thu nhặt, khai thác lâm thổ sản cũng là nguồn thu nhập quan trọng gia đình. riêng cây chè tuy không nhiều nhưng là đặc trưng của người Dao từ xa sưa nhà nào cũng có mấy chục cây dùng để pha chè uống, và đun ước chè tươi tắm cho trẻ sơ sinh rất tốt, ngoài ra nhà có nhiều chế biến đem bán ra thị trường tăng thu nhập thêm cho gia đình.

          1. Trồng trọt

          Nếu người H'Mông thường chọn những nơi núi cao để sống thì người Dao lại chọn thung lũng hoặc lưng chừng núi thung lũng dọc ven sông, ven suối, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế nhiều ngành nghề. Cây lương thực chính chủ yếu là cây lúa, trong đó có lúa nước và lúa nương, đồng bào Dao vốn rất cần cù trong lao động sản xuất và có nhiều kinh nghiệm tròng trọt. Đặc biệt là khai phá ruộng bậc thang nhiều nơi không cần có nguồn nước, bằng những kinh nghiệm chỉ cần trời mưa không kể ban ngày hay đêm họ lấy trâu ra ruộng quần ruộng để giữ nước do đó vẫn đảm bảo cấy và cho thu hoạch đối với ruộng bậc thang, cây công nghiệp chủ yếu là cây chè.

          Công cụ sản xuất chính của đồng bào Dao là chiếc cày chìa vôi, bừa, cuốc, liềm, thùng đập lúa. Do tự tay người nông dân Dao tự tạo, phần lớn lưỡi cày là do thợ đúc tiện cho việc cày ruộng, nương ở miền núi, cái cuốc của đồng bào Dao rất sắc, thuận tiện cho việc cuốc đất, nương rẫy có lắm rễ cây, cán cuốc đẽo bằng một chạc cây rất chắc chắn. Khi gặt lúa đồng bào dùng liềm hái, đặc biệt đồng bào Dao có nhiều kinh nghiệm khơi mương, đắp đập dẫn nước vào ruộng, nhiều con mương đưa nước từ cao xuống, có những quãng phải bắc máng bằng tre, nứa, đưa nước từ sườn đồi này sang sườn đồi bên kia. Đồng bào. Ngoài việc cấy lúa nước, còn trồng ngô, bên cạnh lúa, ngô cũng là cây lương thực chính, đồng bào còn trồng nhiều loại hoa màu như: khoai, sắn, các loại đậu đũa, đậu tương, bí, dưa, rau xanh...

 

 

F:\IMG_2931.JPG

 

 

 

Công cụ lao động sản xuất dân tộc Dao

 

 

F:\IMG_2935.JPG

 

 

Công cụ lao động sản xuất dân tộc Dao

 

 

F:\IMG_2886.JPG

 

 

Hình ảnh lao động sản xuất dân tộc Dao

 

                       2. Chăn nuôi

          Việc chăn nuôi phát triển nhờ có những điều kiện thiên nhiên thuận lợi và những kinh nghiệm sẵn có của nhân dân. Đồng bào nuôi nhiều gà, vịt, ngan...Việc chăn nuôi lợn gần như hộ nào cũng tự sản xuất con giống và nuôi nhiều lứa kế tiếp nhau vì họ thường dùng lợn con để cúng ma. và chủ yếu là loại lợn đen thân hình cao lớn để thịt làm thực phảm dự trư cho gia đình và bán ra thị trường. Đồng bào Dao nuôi nhiều trâu, bò, chủ yếu dùng vào việc cày bừa, do có sẵn cỏ nên trâu bò thường béo tốt. Đồng bào còn nuôi ngựa chủ yếu dùng để thồ hàng và cưỡi. Việc nuôi dê cũng khá phổ biến vì dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, ăn không kiêng một thứ lá cây gì. Việc nuôi ong cũng là tăng thu nhập thêm cho gia đình vì nhà ở ven rừng có nhiều loài hoa cho ong làm mật.

 

F:\IMG_2889.JPG

Hình ảnh chăn nuôi

 

3. Thủ công nghiệp

Người Dao có những nghề Thủ công nghiệp như, lò rèn, đúc lưỡi cày đan lát. Nghề đan lát rất phổ biến, thường thì gia đình nào cũng tự đan lấy những đồ dùng cần thiết cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày như: bồ, cót, sọt, thúng, mẹt, dần, sàng, rổ, rá...Nhiều đồ đan lát vừa đẹp vừa bền như: Chiếu mây, quẩy tấu, sọt đựng quần áo có nắp đậy...

F:\IMG_2893.JPG

 

 

Hình ảnh Phụ nữ Dao đang thêu

 

Người Dao đỏ sản xuất giấy bản. (Nguồn: baotintuc.vn)

Người Dao sản xuất giấy bản

F:\IMG_2913.JPG

 

Hình ảnh đan lát của người Dao

4. Thu nhặt khai thác lâm thổ sản

Vùng đồng bào Dao có nhiều nguồn lợi lâm thổ sản như: gỗ, mây, song, nứa, tre, trúc...Việc thu nhặt lâm thổ sản trước tiên là để cung cấp thêm thức ăn cho gia đình như: măng, nấm, rau xanh, hoa quả, củ trên rừng...Đồng bào làm những công việc này trong lúc nhàn rỗi vì nghề chính của đồng bào vẫn là sản xuất nông nghiệp.

F:\IMG_2891.JPG

Hình ảnh nhặt rau rừng

III. Văn hóa vật chất

1. Làng bản, nhà cửa

Làng bản của dân tộc Dao thường dựa lưng vào vách núi hoặc trên những sườn đồi dọc khe suối, chỗ thuận tiện nhất có thể đưa nước máng đến nhà. Đồng bào ở rải rác trên các triền núi, nhiều bản ở thành từng cụm năm ba nhà. Cụm nọ cách cụm kia vài ba trăm mét, có nơi đến hàng cây số, chỗ ở lý tưởng nhất của đồng bào Dao là gần nguồn nước, gần các rừng cây, cao ráo.

Nhà đồng bào Dao thường là nhà đất, nhà sàn bằng gỗ, vách bằng gỗ hoặc trình tường bằng đất, cột gỗ kê trên đá, mái lợp ranh hoặc các chất lợp khác, trong nhà có buồng ngủ, phòng tiếp khách, bàn thờ tổ tiên, bếp nấu ăn, trên trần nhà làm kho chứa lương thực, thóc giống...Nhà có một cửa vào bên cạnh gọi là cửa chính và có một cửa đối diện với bàn thờ tổ tiên còn một cửa ra bếp nấu ăn. Xung quanh hai bên nhà và cửa trước đối diện bàn thờ là chuồng gia súc và nơi để các dụng cụ như: cày, cuốc, cối giã gạo...Nhà thường có bốn mái.

Sự trang trí bố trí trong nhà hiện nay có nhiều tiến bộ như bàn, tủ, giường kiểu mới trở thành phổ biến trong các gia đình, nhiều gia đình có xe máy, tivi, tủ lạnh, tường vách trong nhà quét vôi trắng, được trang trí bằng những câu đối, tranh dân gian, màu sắc tươi tắn, đó là hình ảnh ngày càng phổ biến trong nông thôn đổi mới của người Dao.

 

 

 

 

 

 

 

Hình ảnh nhà ở dân tộc Dao (xã Na Khê)

 

Hình ảnh nhà ở dân tộc Dao (xã Ngam La)

 

2. Ẩm thực

Đồng bào Dao ăn cơm là chính, người Dao ăn hai bữa chính: bữa trưa (nhặn ản), bữa chiều (nhặn hoảng). Đồng bào còn ăn một bữa phụ là ăn sáng (nhặn đom). Món ăn hàng ngày của đồng bào gồm: Thịt, rau, đậu, măng, các loại củ quả trong rừng luộc hay xào. Đồng bào vốn có tập quán mến khách, có khách đến tiếp đãi rất chu đáo. Có những món ăn đặc chưng cho từng loại tết: Tết tháng giêng là tết to nhất trong năm, đồng bào ăn thịt lợn, gà, bánh chưng, bánh dầy. Tết thanh minh: ăn thịt gà. Tết tháng bảy ăn thịt lợn, thịt gà, cá. Đồng bào uống rượu cất bằng sắn hay gạo ủ men khoảng mười đến mười lăm ngày cất thành rượu trắng (hóp tiu trang).

 

 

F:\IMG_2921.JPG

 

 

 

Hình ảnh bữa cơm gia đình người Dao

 

3. Trang phục

Về trang phục, so với các dân tộc khác thì dân tộc Dao được coi là còn giữ được nhiều nét bản sắc của mình với chất liệu bằng vải bông nhuộm chàm, màu xanh, đỏ, đen, tím than hoặc để trắng. Tộc người Dao đội khăn đỏ, đeo những bông hoa đỏ trước ngực; Trang phục phụ nữ mặc áo dài có yếm trước ngực thêu hoa có tua đỏ, thắt lưng bằng vải đỏ vắt ra đằng sau, quần nhuộm chàm đen, đầu vấn khăn xếp thành nhiều lớp vòng tròn. Bên ngoài thêu hoa văn rất cầu kỳ, trang nhã, xinh xắn, đeo vòng cổ, vòng tay bằng bạc trắng.

Khăn đội đầu (Goòng phà) được người Dao trang trí hình vết hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn... Hoa văn ở trên khăn từ ngoài vào có 5 lớp, 5 lớp này được bao khuôn ổ vuông ở trung tâm "điểm" của khăn (ở thầy cúng thì có thêm 8 cánh sao tượng trưng cho đầu ông Tam thanh, gọi chung là "Phàm sinh goong", được trang trí rất hài hòa và công phu. Khi đội lên đầu, các hoa văn họa tiết của 5 lớp văn hoa sẽ phô ra ngoài, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn.

Tua len làm bằng sợi len có tua rua bằng sợi tơ đỏ, ở lớp ngoài với nhiều màu, không chỉ có tác dụng thẩm mỹ mà còn giúp để khi vấn giữ cho khăn chặt hơn. Các họa tiết trên tua len gồm có hình sôm, hình gấp khúc, hình cây thông...

Trang phục nam mặc áo ngắn trước ngực có yếm thêu hoa văn tinh xảo và cài ba chiếc cúc, quần đen nhuộm chàm, đầu vấn khăn xếp hoặc đội mũ nồi đen. Về trang phục đồng bào còn giữ nguyên được bản sắc dân tộc, người phụ nữ Dao trước khi đi làm dâu thường tự minh sắm sửa một số quần áo, vải trước khi về nhà chồng. Bất cứ lúc nào, nơi nào khi công việc nhàn rỗi lúc giờ nghỉ lại thấy người phụ nữ Dao cặm cụi thêu, dệt những hoa văn tinh xảo, cầu kỳ để chuẩn bị bộ quần áo mới cho chồng, con, người thân hay của bản thân mình quanh năm ngày tháng người phụ nữ Dao không lúc nào nghỉ tay.

Ngày nay do khoa học công nghệ hiện đại, những hoa văn tinh xảo đã được dệt bằng máy móc hiện đại, giảm phần nào khó nhọc, vất vả cho chị em phụ nữ.

 

 

 

 

 

Trang phục phụ nữ và trẻ em dân tộc Dao

 

 

 

 

Trang phục dân tộc Dao

 

 

IV. Tổ chức xã hội - gia đình - hôn nhân

Người Dao là thành viên trong Quốc gia Việt Nam , họ chịu ảnh hưởng của chế độ và hệ tư tưởng chính trị của người Việt. Ngoài ra sống bên cạnh biên giới Việt Trung , họ còn chịu một phần ảnh hưởng nét văn hóa của người Hán.

Hệ tư tưởng chính trị của người Dao trước đây là khái niệm về đạo khổng giáo, nhằm củng cố chế độ gia trưởng phụ quyền, chế độ vua quan, tôn ty trật tự phong kiến, chế độ và hệ tư tưởng chính trị đó đã in sâu vào tổ chức xã hội, gia đình và hôn nhân trong người Dao vẫn có những đặc điểm riêng của nó. Nhìn chung người Dao trước cách mạng tháng Tám, mối quan hệ giữa những người trong tông tộc, dòng họ, trong phạm vi làng xóm, bản, mường gắn bó hết sức mật thiết với nhau, sự phân hóa giai cấp chưa đến mức độ cao như ở miền xuôi.

1. Tổ chức xã hội

Người Dao ở Hà Giang nói chung và ở Yên Minh nói riêng luôn nằm trong cộng đồng xã hội người Việt, từ thời phong kiến, chính sách các triều đình Việt Nam đối với các dân tộc thiểu số trên căn bản không khác gì đối với thần dân chung trong cả nước. Nghĩa là cũng phải tuân theo luật lệ của triều đình, phải nộp cống phẩm và thuế, làm nhiệm vụ binh dịch và lao dịch để phục vụ cho chính quyền phong kiến. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến đối với các vùngdân tộc thiểu số nói chung là dựa vào các Thổ ti địa phương do triều đình phong cho chức tước thống trị từng vùng để cai quản. Từ khi thực dân Pháp vào xâm chiếm nước ta, chúng vẫn tiếp tục duy trì chính sách cai trị của vua quan, chúng biến bọn thống trị địa phương thành những tay sai phục vụ cho chế độ thực dân. Do đó tổ chức xã hội của các dân tộc thiểu số nói chung, người Dao nói riêng vẫn ở trong tình trạng đình trệ không phát triển được.

Ngày nay quan hệ sản xuất phong kiến đã bị xóa bỏ, nhường chỗ cho quan hệ sản xuất mới ngày càng được củng cố phát triển, những giai cấp bóc lột cũ không còn nữa, đời sống của nông dân đã dần được nâng cao, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

2. Gia đình và hôn nhân

Ở vùng dân tộc Dao, trước cách mạng tháng Tám, chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển, chế độ gia đình lớn, con cháu nhiều đời ở với nhau đã chuyển sang chế độ gia đình nhỏ. Thường con cái lớn lên lấy vợ gả chồng xong là lập gia đình riêng, được chia một phần gia sản từ bố mẹ. Tuy nhiên tinh thần gia tộc vẫn rất mạnh trong đồng bào Dao, bao gồm những người cùng một dòng họ với nhau hoặc có quan hệ với nhau về dòng họ nhân dân trong bản coi nhau đều là những người bà con, họ hàng hoặc thân gia với nhau, nhất là trong nhân dân lao động họ thường giúp đỡ nhau, bênh vực nhau khi bị người ngoài ức hiếp. Trong quan hệ giữa bà con làng xóm, kể cả đối xử với người xa lạ mới đến, đồng bào thường lấy tình gia đình thân thuộc mà đối đãi với nhau, điều đó thể hiện ở cách đối xử thân mật và nhất là cách xưng hô.

Trong gia đình, người cha có quyền quyết định mọi công việc, con trai được hưởng gia tài, giữa bố chồng và con dâu, anh chồng và em dâu có sự cách biệt nghiêm ngặt, con dâu không được ngồi mâm chung với bố chồng, anh chồng, ngược lại bố chồng và anh chồng không được bước vào buồng con dâu, em dâu.

Trong quan hệ giữa con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì, con bá (bên ngoại) dân tộc Dao gọi nhau theo lứa tuổi nghĩa là ai lớn tuổi hơn thì được làm anh, chị.

Việc ma chay gia đình có nhiệm vụ lo bếp, nước;  Lễ ăn mừng nhà mới người đại diện họ nội đực vinh dự treo miếng vải đỏ lên chiếc câu đầu nhà mới. Trong phân công gia đình nam, nữ đều tham gia công việc đồng áng, thường thì nam cày bừa, nữ cấy gặt, nói chung phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới vì vừa phải tham gia công việc đồng áng, vừa phải đảm đương công việc bếp núc, may mặc, nuôi con...Mặc dù trong tập quán địa vị của người phụ nữ bị coi thấp hơn nam giới nhưng họ vẫn được coi trọng trong gia đình, ý kiến của họ được tôn trọng như khi tham gia vào việc ma chay, cưới xin, công việc đồng áng.

* Chế độ hôn nhân

Cưới xin là một sự kiện hết sức quan trọng trong đời sống của người Dao, đồng bào cho rằng ngày cưới là ngày hệ trọng nhất trong đời người nên những người làm cha mẹ, làm anh có nhiệm vụ phải lo việc tổ chức cưới xin cho con, em mình.

Xưa kia trong việc tổ chức lễ cưới người con trai muốn lấy vợ phải bỏ ra một số tiền như đồng bạc già nhưng tùy theo người con gái xinh đẹp, khéo léo hiểu biết nhiều thì giá cả cao hơn, có người từ 80 - 90 đồng (nếu là con dâu người bình thường thì giá từ 50 - 60 đồng).

 Trong ngày cưới nhà trai mang tiền và hiện vật như: 1 gói chè (100g), 100 đồng tiền xu, 1 gói trầu (100g), 1 gói muối (100g). Trung bình mỗi người cưới vợ phải có 20 đồng bạc trắng (tiền giấy khỏang 10 - 15 triệu), (trước kia không phải là 20 đồng bạc trắng mà có thể là hơn tùy theo gia đình bên gái thách cưới), trai gái người Dao có tục hát giao duyên (Páo dung) trong những ngày hội, ngày tết để chào hỏi nhau làm quen nhau. Việc hôn nhân chủ yếu là do cha mẹ quyết định, căn cứ vào môn đăng hậu đối, nghĩa là xét về mặt tài sản, địa vị xã hội hai bên gia đình trai gái có tương xứng hay không, lại phải xem lá số hai bên trai gái (hợp nhau không). Mặc dù trai gái yêu nhau nhưng thầy tạo phán xét thấy lá số hai bên (sung khắc) nhau hôn nhân cũng không thể thành được.

Ngày nay những hủ tục lạc hậu kể trên đã không còn nữa, viêc tổ chức hôn nhân đã có nhiều thay đổi tích cực, ngày càng văn minh hơn.

Chế độ hôn nhân người Dao là chế độ hôn nhân một vợ một chồng nhưng vì nền đạo đức phong kiến trọng nam khinh nữ buộc người ta phải có con trai để nối dõi, thờ cúng tổ tiên. Theo tục lệ người đàn bà góa có thể tái giá sau khi đã mãn tang chồng, cũng có trường hợp người đàn bà góa được sự thỏa thuận của họ hàng nhà chồng, cưới chồng khác, coi như lấy rể về nhà để trông nom con cái, người chồng mới phải thay họ mình lấy họ người chồng cũ thì mới được hưởng gia tài người chồng cũ.

 

 

 

 

 

 

F:\IMG_2883.JPG

 

Hình ảnh cô dâu chú rể trong ngày cưới của người Dao

 

 

Hình ảnh cô dâu chú rể làm lễ trước bàn thờ tổ tiên

 

 

 

 

Đám cưới của người Dao

 

 

V. Tục lệ sinh đẻ, ma chay, làm nhà mới

1. Sinh đẻ

Lòng mong muốn của vợ chồng trẻ mới lấy nhau là muốn có con nhất là con trai. Người phụ nữ Dao có mang vẫn làm việc bình thường, họ có tục đẻ ngồi, đối với những người đẻ khó người ta cột chiếc thắt lưng vào xà nhà trong khi đau đẻ, sau khi đẻ xong đứa bé được cắt rốn và tắm rửa sạch sẽ, còn chiếc nhau thai được cho vào lồng cất vào rừng nơi ít người qua lại. Người đẻ thường được bà con hai bên nội ngoại đến thăm, biếu trứng, gừng. Đặc biệt dân tộc Dao người đẻ được tắm thuốc lá cay thuốc gia truyền hái trong  rừng tự nhiên chỉ sau bảy ngày là khỏe mạnh bình thường có thể đi làm việc nhẹ được (giáo đia). Thuốc lá tắm của dân tộc hiện vẫn được lưu giữ. Sau khi gia đình có người đẻ thường treo một cành cây xanh ở trước cửa nhà để báo cho người ngoài biết và tránh vào nhà.

Ngày nay việc đỡ đẻ đã được nữ hộ sinh, y bác sỹ trông nom tại trạm y tế xã, nếu khó đẻ thi đưa đến bệnh viện tuyến trên.

2. Ma chay

Đồng bào Dao tin ở thuyết có linh hồn, cho rằng linh hồn khi chết sang bên kia thế giới cũng sinh hoạt ăn, ở, mặc như người sống, nếu không lo việc ma chay chu đáo thì linh hồn người chết quấy rối người sống, làm rày con cháu gây ốm đau, chết chóc. Nên phải làm thế nào đưa hồn người chết về nơi cực lạc bên kia thế giới. Hiếu với cha mẹ, đồng bào cho rằng nhiệm vụ làm con phải lo chu đáo việc ma chay cho cha mẹ đó là hình thức báo hiếu quan trọng nhất. Từ đó có nghi lễ ma chay gồm:

* Lễ tắm rửa người chết

Khi có người chết người nhà báo tin cho họ hàng biết đồng thời tổ chức lễ tắm rửa, cắt tóc, mặc quần áo, cuốn khăn rồi đem đặt dưới bàn thờ, xem giờ tốt mới nhập quan tài. Nếu bà hay mẹ chết thì con gái hoặc con dâu phải thay quần áo cho nếu ông hoặc bố chết thì con trai hoặc cháu trai phải thay quần áo cho. Trước khi nhập quan tài cho 1 hào bạc trắng vào miệng người chết sau đó gia đình đi tìm thầy cúng, đội kèn trống, chiêng, thanh la đến làm ma, thời gian hai ngày hai đêm (chẩn chay).

* Lễ cúng

Lễ cúng gồm lợn, gà, vải trắng, rượu, gạo, giấy rơm, hương. Trong đám tang con cháu kiêng ăn thịt có mỡ, sau làm ma quan tài người chết được đưa đến mồ rồi chôn. Sau chôn cất lập bàn thờ nhỏ ở trước nhà, cúng cơm ở ngoài 49 ngày sau đó đưa hồn nhập vào bàn thờ tổ tiên. Từ đó hàng năm được giỗ vào ngày thanh minh.

3. Nhà mới

Vào nhà mới là một sự kiện quan trọng trong đời sống của người Dao. Họ rất chú ý đến việc chọn đất làm nhà, trước tiên là những điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn sinh sống như gần ruộng, nương, suối nước, bãi cỏ, rừng cây... chọn đất xong phải chọn hướng nhà, hướng không nhất thiết phải trông về đông, tây, nam hay bắc mà căn cứ vào địa hình từng nơi mà chọn phải làm sao cho một hướng nhà lành mạnh, kín đáo, tránh núi non, sông ngòi, bụi cây, hình thù quái giở nhòm vào nhà. Sau đó xem tuổi làm nhà nghĩa là năm nào không xung khắc với tuổi của chủ nhà. Tiếp theo chuẩn bị vật liệu như: gỗ, tre, nứa, hoặc chất lợp... Khi chuẩn bị đủ điều kiện để làm thì chủ nhà nhờ anh em họ hàng, làng xóm đến giúp dựng nhà. Việc hoàn thành kết thúc bằng bữa cơm ăn mừng nhà mới. Ngày ăn mừng nhà mới cũng là lễ dọn về nhà mới gồm: củi, nước, thóc, rượu, gà, đồ dùng gia đình, rồi chọn lấy 5 người đủ 5 mệnh (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) đại diện vào nhà mới. Sau đó cúng tổ tiên.

VI. Tín ngưỡng tôn giáo

Trong quá trình lịch sử lâu dài nhân dân ở nhiều vùng biên giới thường bị nạn ngoại xâm, giặc tàn phá, chém giết thêm vào đó nạn hạn hán, đói kém, nạn thú rừng bắt người, phá hoại mùa màng. Tất cả những tai nạn đó làm đồng bào điêu đứng, trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật thấp kém, từ đó tôn giáo, tín ngưỡng sinh sôi nảy nở. Hiện nay chưa cho phép chúng ta đi đến kết luận tôn giáo nào là tôn giáo chính thống của người Dao, chỉ nêu một số hiện tượng về tín ngưỡng để qua đó thấy được tính chất tôn giáo của người Dao như thế nào. Trước hết ta thấy đồng bào Dao thờ tổ tiên là chính, đồng thời thờ một số vị thần thường thấy ở trong phật giáo, đạo giáo và tin ở rất nhiều loại ma quỷ.

1. Khái niệm về ma (miên)

Trong đồng bào Dao danh từ "Miên" dịch ra tiếng việt là ma, là danh từ cổ bao hàm quan niệm về nhân cách trong thế giới thần thánh, ma quỷ (miên) có nghĩa rất rộng, chỉ tất cả các thần thánh, ma quỷ có mặt trên trời, dưới đất như: ma trời, ma phật, ma đất, ma rừng (kềm miên), ma rú, ma tổ tiên, ma người chết (miền tại miên), ma người sống (miền miên).

Đồng bào phân biệt hai loại ma chính là ma lành (phúc thần) và ma giữ (hung thần).

Ma lành: ma tổ tiên, ma mụ, ma bếp lửa, ma mường, ma bản bảo vệ người, xúc vật, mùa màng, giúp người trừ các loại ma tà quỷ quái. Đồng bào thờ ma lành trong nhà hay ở nơi công cộng. Loại ma lành ban ơn, ban phúc cho người trần nhưng cũng trừng phạt người trần nếu không lo việc cúng bái cho chu đáo, ngay ma thân thuộc nhất trong nhà như ma tổ tiên nhiều khi cũng rầy con cái không kém gì các vị hung thần.

Ma giữ: ma rừng, ma rú, ma sấm sét, ma thuồng luồng, ma người chết bị thương tích, chết đuối, ma yêu tinh ở những cây cổ thụ...Đồng bào không thờ cúng. Khi người ốm nếu thầy cúng phát hiện ra con ma nào gây ra đau ốm thì phải cúng ma ấy.

2. Ma thuật

Đồng bào tin một số thầy mo thầy tào có ma thuật hại người như : ma ngũ hải tức là thả mũi nhọn bằng kim khí, thả âm binh hại những người thù hằn với họ hoặc giúp người quen trả thù. Từ chỗ sợ hãi ma thuật, đã nảy sinh ra tập tục tin có ma người sống, sở dĩ gọi là ma người sống vì đồng bào gắn cho một số người, một số gia đình nào đó có những con ma đáng sợ đó luôn đi theo người nhập vào vía người bị coi là có ma. Người này trở thành nguy hiểm đối với bà con, làng xóm mặc dù họ không biết gì về ma thuật, bản thân người xấu số mang tiếng là ma thì rất khổ tâm, họ bị coi là người nguy hiểm. Tục tin ma người sống đã gây thương tổn đến đời sống xã hội và tình cảm của một số người, một số gia đình bị thành kiến có ma, bị xã hội rẻ rúm, có khi bị căm ghét một cách oan uổng. Đây là hủ tục lạc hậu trước đây mà ngày nay đã được bãi bỏ tránh gây ra những tác hại thương tâm thậm trí vi phạm pháp luật.

3. Các tục thờ cúng

Tục thờ tổ tiên bắt nguồn từ tục thờ cúng thị tộc, gia tộc. Người Dao thờ cúng tổ tiên là quan trọng, bàn thờ tổ tiên là nơi tôn nghiêm nhất trong nhà. Bất cứ gia đình nào cũng phải có để hàng năm cúng giỗ. Có người đau ốm hay việc không may xảy ra cúng bái tổ tiên nhờ tổ tiên phù hộ cho tai qua nạn khỏi, đồng bào cúng theo tộc hệ năm đời.

Hình ảnh bàn thờ dân tộc Dao

4. Các tào, mo

Những người làm nghề cúng, bái là các thầy tào, thầy mo chính những người này tuyên truyền cho tín ngưỡng, tôn giáo. Các thầy mo, thầy cúng không có vai vế trong xã hội nhưng họ là vẫn là những người chức sắc có cấp bậc và có sự phân công phân nhiệm rõ ràng trong việc cúng bái

* Thầy tào: cấp bậc cao nhất, thường biết nhiều chữ Hán để đọc các sách cúng, chuyên chủ trì các đám ma chay, cưới xin, đồng thời xem số, bói toán, cúng chữa bệnh, cấp sắc, ấn tín cho các thầy mo.

* Thầy mo: cúng các lễ thông thường như làm nhà, cúng rừng, cúng bản...

5. Lễ cấp sắc (sên tào tải)

Đồng bào Dao, nam sinh ra lớn lên từ 10 đến hết 16 tuổi thì ai cũng phải được cấp sắc để đặt tên âm thì mới được gọi là trưởng thành và có quyền làm chủ gia đình khi cần, cấp sắc để truyền dạy cho con gồm các bước: Mời thầy tào (6 người), trước khi cấp sắc chuẩn bị: quần áo cho người được cấp sắc, bút lông, mực tàu, giấy màu, giấy rơm, tù và sừng trâu, ấn tín (dấn), lợn một con, gà một đôi, gạo, rượu, trống, chiêng, thanh la, hai hoặc ba đồng bạc trắng, 72 chiếc đồng xu, khăn thêu (phà chùn) có tua bằng vải đỏ, khăn cuốn đầu. Sau đó chủ nhà chọn ngày làm lễ cấp sắc.

Thời gian cấp sắc hai ngày hai đêm. Sau đó thầy tào giao toàn bộ số đồ đã chuẩn bị cho người được cấp sắc. Sau khi được cấp sắc người đó được quyền làm thầy tào, thầy mo, được làm chủ gia đình và xã hội.

Hình ảnh lễ cấp sắc của dân tộc Dao

6. Lễ cầu mùa

Người Dao còn có lễ hội cầu mùa được tổ chức vào những dịp đầu xuân. Lễ cúng được tổ chức theo từng dòng họ, xem ngày nào hợp với họ mình. Lễ cúng không cầu kỳ song mang nhiều yếu tố tâm linh sâu sắc của dân tộc, thể hiện sự tôn kính của đồng bào đối với thần rừng, thần núi, thần đất, thần trời. Trên mâm lễ là gà luộc, bánh trưng, rượu, tiền, vàng mã, thầy mo đọc bài cầu khấn trời đất cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại, con cháu học hành thành đạt, nhà nhà no đủ, mọi sự bình yên. Trong bài khấn cũng có lời hứa với thần núi, thần rừng, thần đất và trời là mọi người sẽ tích cực bảo vệ rừng, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, loại bỏ những tập tục lạc hậu làm cho người Dao được ấm no hạnh phúc.

VII. Văn học nghệ thuật dân gian

Người Dao có vốn văn học nghệ thuật dân gian rất phong phú, về nhạc họ biết thổi kèn, đánh trống, thanh la, não bạt; về vũ họ có những điệu vũ như nhảy lửa vào những ngày lễ ngày tết xong phải là những người biết cúng, điệu nhảy mạnh mẽ.

 

F:\IMG_2920.JPG

F:\IMG_2929.JPG

Nhạc cụ dân tộc Dao

 

1. Các trò chơi dân gian cổ truyền của người Dao: Thanh niên nam nữ Dao có những trò chơi dân gian rất lành mạnh (đâm chày, bắn nỏ, đánh yến, đánh sảng, đẩy gậy, kéo co...).  

2. Thơ ca cổ truyền

Có nhiều loại thơ ca cổ truyền như: tình ca, ca đám cưới, ca cúng bái.

* Tình ca: Tình ca của người Dao gọi là páo dung, là hình thức thơ ca dân gian phong phú nhất, thanh niên nam, nữ mỗi khi đến thăm nhau, những ngày hội, ngày tết, ngày cưới, ngày chợ họ thường tụm năm tụm ba ở nơi công cộng chào hỏi nhau, thổ lộ tình yêu với nhau, páo dung là tiếng nói của tình yêu, là thơ ca của lớp người mới lớn lên nên rất lành mạnh, trong sáng và đầy sức sống. Thanh niên nam nữ thường mượn cảnh đẹp quê hương làng, bản, cảnh làm ăn sinh hoạt hàng ngày những chuyện mượn trong thần thoại cổ tích để gợi cảm và qua đó nói lên lòng yêu đương của mình và ước vọng xây dựng một cuộc sống vui tươi hạnh phúc.

* Ca đám cưới: Trong thơ ca đám cưới đồng bào Dao dùng lời văn hóa, ví von bóng bảy, họ ví cuộc cưới xin như một cuộc đi xứ, trong khi hành lễ đều thể hiện bằng thơ ca như thách thức, trình bày đồ sính lễ, giới thiệu của hồi môn, cám ơn họ hàng, làng xóm đến dự lễ cưới, chúc mừng cô dâu chú rể...

* Ca cúng bái: Người Dao có rất nhiều bài ca cúng bái, nội dung chủ yếu phục vụ cho việc cúng bái có giá trị văn học phản ảnh được những nét sinh hoạt quá khứ của dân tộc, những khái niệm về tôn giáo, đạo đức trước đây trở thành văn hóa truyển thống dân tộc. Các loại ca cúng bái như: cúng làm nhà, cúng đám cưới, cúng hồn, cúng cơm mới, cúng đám tang, cúng thần linh. Đó là nét đẹp bản sắc dân tộc Dao, song cũng cần bài trừ những hủ tục lạc hậu trong việc cúng bái tuyên truyền tư tưởng mê tín, dị đoan trong việc cưới, việc tang rườm rà lạc hậu, không đúng bản sắc lành mạnh của dân tộc.

VIII. Lời kết

Trên đây là sơ lược giới thiệu một số nét văn hóa truyền thống của dân tộc Dao. Mỗi dân tộc có một lịch sử, một nền văn hóa riêng, dân tộc Dao vốn rất yêu quý làng bản, đất nước, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, nhà nước đến việc chăm lo đời sống, văn hóa, tinh thần, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc với việc xây dựng đời sống kinh tế xã hội. Tổ chức các ngày hội văn hóa với nhiều hoạt động như những trò chơi dân gian, các lễ hội đặc sắc cùng nhiều nghi lễ tâm linh phong phú góp phần tạo không khí vui tươi phấn khởi trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao, thúc đẩy thi đua lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

 

 


 

 

MỤC LỤC

 

 

Lời nói đầu

 

PHẦN I

SƠ LƯỢC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC HUYỆN YÊN MINH

PHẦN II

SƠ LƯỢC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC DAO

I. Khái quát chung

II. Các hình thái kinh tế

III. Văn hóa vật chất

IV. Tổ chức xã hội - gia đình - hôn nhân

V. Tục lệ sinh đẻ, ma chay, làm nhà mới

VI. Tín ngưỡng tôn giáo

VII. Văn học nghệ thuật dân gian

VIII. Lời kết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ đạo biên soạn

 

BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN UỶ YÊN MINH

Tổ biên soạn

Hoàng Quang Hoàn

Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy- Tổ trưởng

Phan Ngọc Dũng

Trưởng phòng Văn hóa huyện - Tổ phó

Hoàng Thị Hà

Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, Phó trưởng Ban Tuyên giáo - Thành viên

Nguyễn Văn Biên

Giám đốc Trung tâm Văn hóa, thông tin và du lịch - Thành viên

Phạm Ngọc Quyết

Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, trưởng phòng GD & ĐT - Thành viên

Nguyễn Văn Hiệp

Phó Giám đốc Trung tâm thông tin khu vực Yên Minh - Thành viên

Chủ tịch ủy ban nhân dân 4 xã (Phú Lũng, Sủng Cháng, Ngam La,

 Na Khê) - Thành viên

Có sự tham gia của Ban Thường vụ Đảng ủy, các nghệ nhân gian

 4 xã (Phú Lũng, Sủng Cháng, Ngam La, Na Khê)

 


Tin khác

Văn bản mới

Thống kê truy cập